17:07 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh tế nông thôn tăng trưởng mạnh mẽ sau 5 năm

Thứ hai - 24/09/2018 08:37
Đó là kết quả của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản được thực hiện từ ngày 1/7/2016 đến hết ngày 30/7/2016 do Thủ tướng Chính phủ quyết định, được tiến hành với chu kỳ 5 năm 1 lần. Đây là cuộc tổng điều tra theo Chương trình điều tra thống kê Quốc gia.
 


Hoa kiểng là một trong những ngành hàng kinh tế mũi nhọn ở Đồng Tháp. 
Ảnh: Thanh Phong

Theo kết quả Tổng điều tra, tại thời điểm 1/7/2016, khu vực nông thôn của tỉnh Đồng Tháp có 119 xã và 586 ấp, tăng 12 ấp so với thời điểm 1/7/2011. Số ấp tăng chủ yếu là do tách những ấp có qui mô lớn ở TX.Hồng Ngự, huyện Tam Nông và huyện Hồng ngự.

 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn được tăng cường

Trong 5 năm 2011-2016, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Bộ mặt nông thôn có sự biến đổi sâu sắc, nhất là kết cấu hạ tầng. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hầu hết các cơ sở hạ tầng quan trọng như hệ thống điện, giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, thiết chế văn hóa - thông tin, hệ thống bảo vệ môi trường của xã, ấp đã được tăng cường. Cùng với đó, hệ thống cung cấp điện được đầu tư tất cả các ấp trong tỉnh. Tỷ lệ xã có điện đạt 100% từ năm 2011. Điện đã được cung cấp cho 586 ấp, chiếm 100% tổng số ấp.

Ngoài ra, hệ thống giao thông nông thôn tăng cả về số lượng và chất lượng. Các tuyến giao thông từ UBND xã tới UBND huyện và tới các ấp ngày càng thông suốt. Tại thời điểm 1/7/2016, cả tỉnh có 119 xã có đường ô tô kết nối UBND xã với UBND huyện đi được quanh năm, chiếm 100% tổng số xã, tăng 1,68 điểm phần trăm so với tỷ trọng năm 2011; 538 ấp có đường ô tô kết nối với trụ sở UBND xã, chiếm 91,81% tổng số ấp, tăng 11,84 điểm phần trăm so với tỷ trọng năm 2011.


Thời gian qua, nhiều mô hình khuyến nông được triển khai rộng khắp đã góp phần giúp người trồng lúa ở Đồng Tháp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. 
Ảnh: Mỹ Lý

Ở lĩnh vực giáo dục, hệ thống trường mầm non và trường phổ thông các cấp được quy hoạch, đảm bảo phù hợp với sự tăng về số lượng học sinh. Theo kết quả Tổng điều tra năm 2016, toàn tỉnh có 119 xã có trường Mầm non, chiếm 100% tổng số xã, tăng 0,84 điểm phần trăm so với năm 2011; 119 xã có trường Tiểu học, chiếm 100%; 115 xã có trường THCS, chiếm 96,64%, bằng năm 2011; 24 xã có trường THPT, chiếm 20,17% và tăng 3,36 điểm phần trăm. Ngoài ra, còn có 440 ấp có lớp mẫu giáo, chiếm 75,09% tổng số ấp; 201 ấp có nhà trẻ, nhóm trẻ, chiếm 34,3% tổng số ấp. Tính chung cả tỉnh, tỷ lệ xã có điểm trường Mầm non đạt 89,91%; tỷ lệ xã có điểm trường Tiểu học đạt 31,09%. Cùng với đó việc quy hoạch, hệ thống trường lớp còn được đầu tư kiên cố hóa.

Song song với lĩnh vực giáo dục, ngành y tế được quan tâm đầu tư, trong đó cơ sở hạ tầng y tế ngày càng được hoàn thiện. Năm 2016, cả tỉnh số xã có trạm y tế là 119, chiếm 100% tổng số xã.

Hệ thống thiết chế văn hóa thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin của dân cư khu vực nông thôn. Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông tiếp tục được tăng cường. Năm 2016 có 111 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, chiếm 93,28% tổng số xã, tăng 2,52 điểm phần trăm so với năm 2011. Hệ thống cung cấp nước sạch tiếp tục được đầu tư xây dựng.

Hình thức hỗ trợ kinh tế nông thôn ngày càng đa dạng

Để kinh tế nông thôn có những bước tiến vượt bậc, thời gian qua, tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp hỗ trợ. Trong đó, hệ thống tín dụng, ngân hàng thực sự trở thành nguồn cung ứng vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.


Thu hoạch xoài. 
Ảnh: Mỹ Lý

Được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, hệ thống thủy nông được đầu tư xây dựng mới và hoàn thiện phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp. Tính đến thời điểm 1/7/2016, trên địa bàn nông thôn có 1.340 trạm bơm phục vụ sản xuất và dân sinh, bình quân mỗi xã có 11,26 trạm bơm, tăng 2,92 trạm/xã so với năm 2011. Kênh mương do xã và hợp tác xã quản lý 5.330km, bình quân mỗi xã có 47,79km, tăng 55,01% so với mức bình quân 30,83km/xã năm 2011. Trong tổng số chiều dài kênh mương do xã và hợp tác xã quản lý năm 2016 có 1.894km đã được xây dựng kiên cố, chiếm 35,53%; tăng 8,5 điểm phần trăm so với tỷ trọng đạt được tại thời điểm 1/7/2011.

Bên cạnh đó, mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư ở các địa phương ngày càng được quan tâm củng cố, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ nông nghiệp đạt chất lượng cao. Năm 2016, cả tỉnh có 114 xã có cán bộ khuyến nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp, chiếm 95,8% tổng số xã, tăng 1,68 điểm phần trăm so với năm 2011, bình quân mỗi xã có 1,29 người, tăng 0,04 người/xã.

Các dịch vụ hỗ trợ khác cũng phát triển rộng khắp. Trên địa bàn tỉnh có 6.909 hộ và cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản; 102 xã có tổ hợp tác hỗ trợ sản xuất, trên địa bàn nông thôn còn có 115 xã có điểm và cửa hàng cung cấp giống, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và thu mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản, chiếm 96,64% tổng số xã.

Hệ thống chợ truyền thống và chợ dân sinh được củng cố, góp phần đẩy mạnh giao lưu hàng hóa trên địa bàn nông thôn. Tại thời điểm Tổng điều tra, cả tỉnh có 112 xã có chợ, chiếm 94,12% tổng số xã, giảm 0,84 điểm phần trăm so với năm 2011; trong đó, 106 xã có chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, chiếm 94,64% tổng số xã có chợ, tăng 12,34 điểm phần trăm. Kết quả Tổng điều tra còn cho thấy, trong 12 tháng trước thời điểm điều tra có 40,49% hộ sản xuất ở nông thôn chọn chợ là một trong những địa điểm chính để bán, trao đổi thịt gia cầm; 12,99% hộ bán, trao đổi ngô; 9,67% hộ bán, trao đổi trái cây; 1,44% hộ bán, trao đổi thịt gia súc; 1,0% hộ bán, trao đổi tôm và 0,19% hộ bán, trao đổi thóc lúa.

Thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực, theo hướng nâng cao dần tỷ trọng ngành nghề phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tại thời điểm 1/7/2016, trên địa bàn nông thôn cả tỉnh có 347.131 hộ và 721.838 người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Số hộ và số lao động nông thôn trong những năm vừa qua không chỉ biến động về lượng, mà quan trọng hơn là đã có sự chuyển dịch dần sang hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.

Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dần sang các hoạt động phi nông, lâm nghiệp và thủy sản thể hiện trước hết ở sự chuyển dịch cơ cấu hộ. Năm 2016, khu vực nông thôn có 192.355 hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 55,41% tổng số hộ; 138.792 hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 39,98% tổng số hộ; 15.984 hộ khác, chiếm 4,61% tổng số hộ.

Như vậy, trong 5 năm 2011-2016 đã có sự chuyển dịch rõ rệt tỷ trọng hộ từ nông, lâm nghiệp và thủy sản sang phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập của nông dân khu vực nông thôn trong tỉnh.

Mỹ Lý/baodongthap.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: điều tra

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 33248

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206935

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58798990