13:08 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỷ niệm 74 năm thành lập Báo Nông nghiệp Việt Nam: 30 năm đọc Nông nghiệp Việt Nam

Thứ bảy - 07/12/2019 09:07
Nhân kỷ niệm 74 năm thành lập Báo Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT hiện là Chủ tịch Tổng hội NN-PTNT Việt Nam đã chia sẻ những tình cảm và cả những góp ý chân thành đối với tờ báo với tư cách là độc giả.
15-12-13_img_2095
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng.

Tôi vẫn luôn coi Báo Nông nghiệp Việt Nam là một người bạn gần gũi và thiết thực gần 30 năm nay, kể từ khi còn làm lãnh đạo phụ trách mảng nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An (năm 1991) và sau đó là những vị trí công tác khác ở Trung ương. Cho đến bây giờ, sau khi nghỉ chế độ ở Bộ NN-PTNT và làm Chủ tịch Tổng hội NN-PTNT Việt Nam tôi vẫn thường xuyên theo dõi Báo Nông nghiệp Việt Nam để tìm kiếm những thông tin cần thiết, hữu ích cho công việc của mình.

30 năm ấy, không chỉ là sự gắn bó, kỷ niệm mà còn cả những tình cảm, sự yêu mến, thú vị. 30 năm ấy, hàng sáng tôi vẫn giữ thói quen cầm tờ báo đọc đầu tiên trước khi bắt đầu ngày mới.

Trước hết cần phải khẳng định, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn quá đặc thù, một tờ báo ngành phải thực hiện tôn chỉ mục đích của một ngành đặc thù vừa phải đảm bảo sức hấp dẫn là điều khó. Nhưng tôi thấy, các thế hệ lãnh đạo, phóng viên, tập thể Báo Nông nghiệp Việt Nam đã làm rất tốt vấn đề này.

Từ khi còn làm lãnh đạo tỉnh Nghệ An và sau này làm Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, gặp anh Lê Nam Sơn, Tổng Biên tập báo và làm bạn với anh tôi vẫn thường nửa đùa nửa thật rằng Báo Nông nghiệp Việt Nam các anh đang yên đang lành với “nồi cơm” bao cấp như vậy tại sao lại chủ động tự lo lấy kinh phí, tự chủ, tự tổ chức hoạt động… Gắn bó với báo lâu mới nhận ra, à, việc rời nồi cơm hóa ra lại đến được với công chúng rộng lớn hơn, đến được với người nông dân nhiều hơn và sức lan tỏa mãnh liệt hơn.

Điều đầu tiên tôi thực sự cảm thấy thích thú là Báo Nông nghiệp Việt Nam luôn theo đuổi đến cùng sự việc, đặc biệt là những sự việc tiêu cực liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Có những vấn đề báo nêu tác động trực tiếp đến các địa phương, thậm chí trực tiếp đến Bộ chủ quản và các cơ quan trong Bộ, những hạn chế, thiếu sót, thậm chí là những tiêu cực, vi phạm, chỗ này, chỗ kia đều được phản ánh. Tôi hiểu rằng sức ép đối với lãnh đạo báo, với phóng viên thực hiện rất lớn, nhưng thiết nghĩ, điều đó cũng góp phần rèn giũa bản lĩnh để tạo nên bản sắc, thương hiệu tờ Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Có một việc tôi cũng đã từng kể, năm 1992, khi tôi còn làm Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp tỉnh Nghệ An.

Trong chuyến công tác tại Nghệ An đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đi thị sát ở miền Tây xứ Nghệ, nhìn thấy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nhưng đời sống người dân vẫn còn gian khổ, Tổng Bí thư Đỗ Mười nói với anh Nguyễn Bá (Bí thư Tỉnh ủy) và anh Phạm Xuân Tùy (Chủ tịch UBND tỉnh): Anh Bá, anh Tùy ơi. Cứ thế này thì Nghệ An còn khổ mãi. Hôm sau, câu nói của đồng chí Đỗ Mười nằm trên trang nhất Báo Nông nghiệp Việt Nam, phát hành đúng vào ngày Nghệ An đang tổ chức phiên họp Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Ngay sau khi bài báo xuất bản, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, UBND tỉnh đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn, ngồi lại với nhau một cách cực kỳ nghiêm túc, quyết tâm tìm hướng đột phá cho khu vực miền Tây. Tôi nghĩ rằng, chính nhờ quyết tâm ấy mà Nghệ An có được một miền Tây như ngày hôm nay.

Nhưng bài báo đó cũng khiến một số lãnh đạo không hài lòng. Sau này, khi Báo Nông nghiệp Việt Nam mở Văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ, một số người “nhớ chuyện cũ” nên có vẻ không tạo điều kiện, nhưng tôi nhất quyết ủng hộ. Bởi một địa phương muốn phát triển thì phải có những tiếng nói phản biện, những tiếng nói xây dựng như bài báo nói trên.

Hay như quãng thời gian tôi làm lãnh đạo Bộ NN-PTNT. Có một vài sự việc trong ngành, lĩnh vực do tôi phụ trách bị Báo Nông nghiệp Việt Nam chỉ ra những cái sai của các đơn vị, cũng có người nhờ tôi đề nghị với báo ngừng đăng nhưng tôi kiên quyết từ chối. Với tôi, báo đã phản ánh thì phải tiếp thu nghiêm chỉnh để mà sửa chữa.

Đặc trưng thứ hai khiến tôi yêu mến, tâm đắc, nhìn thấy ở tờ Báo Nông nghiệp Việt Nam mà có lẽ không tờ báo nào có được, ấy là sự sát sườn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những chuyên đề, loạt bài của báo mang đậm hơi thở đời sống nông thôn khắp mọi miền đất nước đã tạo nên những bản sắc, tạo nên sức hấp dẫn rất riêng.

Phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam (bên phải) trong một lần tác nghiệp tại nông thôn.

Ví dụ, để tìm được những điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là cực kỳ khó, đòi hỏi phóng viên phải lăn lộn với thực tiễn, chịu khó, chịu vất vả mới có được. Và cả những tiêu cực, những hạn chế, những vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực này cũng vậy. Tôi từng nói chuyện với rất nhiều nông dân, với các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và cảm nhận được tình cảm thực sự của họ đối với tờ báo. Ấy là vì nội dung thông tin của tờ báo rất sát sườn với đời sống người dân nông thôn, sát sườn với vận mệnh các doanh nghiệp, sát sườn với chuyên môn của các nhà khoa học… Họ nói với tôi như thế.

Đặc biệt nhất trên Nông nghiệp Việt Nam có lẽ là những bài viết, những phát hiện mang tính dự báo xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những thông tin ngoài độ tin cậy cao thì đòi hỏi phải có sự lăn lộn, sát sườn mới có được. Những thông tin, những bài viết trên báo đã góp phần "dọn đường" cho các chính sách ban hành và triển khai chính sách, đưa chính sách đến với người dân.

Báo chí ngày càng phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện này, tôi vẫn thường nghĩ, đối với một tờ báo nếu báo tin thì ai cũng làm được nhưng để dự báo phải là những người thực sự giỏi, thực sự có kinh nghiệm, thực sự gắn bó với lĩnh vực của mình mới có thể làm được. Nhiều bài viết về nông sản, về xuất khẩu, về thực trạng nông thôn trên Nông nghiệp Việt Nam thực sự đã có những đóng góp rất lớn cho công tác quản lý, cho doanh nghiệp, cho người nông dân.

Khi còn là thành viên Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tôi thấy Báo Nông nghiệp Việt Nam chính là kênh kết nối giữa bộ, ngành, cơ quan trung ương với tình hình thực tiễn ở các địa phương hiệu quả nhất.

Có nhiều tờ báo có chuyên mục Nông thôn mới, nhưng ở Nông nghiệp Việt Nam có sự đồng hành với chương trình sát hơn, thường xuyên hơn. Đồng hành ngay từ khi tham gia thảo luận chính sách bằng việc mở ra các diễn đàn lấy ý kiến đóng góp xây dựng chương trình, đồng hành để tìm ra những điều chưa hợp lý nhằm khắc phục, xây dựng trong quá trình đưa ra chính sách... Tất nhiên, việc đưa ra những điều chỉnh chính sách xuất phát từ nhiều ý kiến của các cuộc họp bàn, nhiều ý kiến của nhân dân nữa, nhưng cũng phải thừa nhận rằng trong đó có vai trò của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Bằng tình cảm, bằng sự yêu mến của một bạn đọc lâu năm, tôi mạnh dạn góp ý Báo Nông nghiệp Việt Nam nên xây dựng thêm các chuyên mục phong phú hơn một chút nhất là trong tình hình hiện nay.

Tôi thấy báo cần phải xây dựng một chuyên mục mà ở đó những người tâm huyết với ngành nông nghiệp muốn đóng góp ý kiến xây dựng có thể tham gia. Không chỉ riêng nông dân mà nhiều nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, tôi thấy họ luôn trăn trở, họ mong muốn nói lên tiếng nói, nói lên tâm tư nguyện vọng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tất nhiên, vấn đề này từ trước đến nay chúng ta cũng đã làm rồi, tuy nhiên, thiết nghĩ cần phải tăng cường hơn nữa sự tương tác để Báo Nông nghiệp Việt Nam thực sự vừa là kênh thông tin vừa là cầu nối hiệu quả nhất.

Thứ hai, tôi thấy đời sống tinh thần của người nông dân mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất hạn chế, thiệt thòi. Vì vậy, tôi đề xuất Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức các cuộc thi viết, thi sáng tác về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để từ đó có thể làm phong phú thêm đời sống tinh thần ở trong lĩnh vực này. Tôi vẫn luôn nghĩ về những cuộc thi chỉ của những người nông dân, những ông chủ nhiệm hợp tác xã, còn gì tuyệt vời hơn khi có những người nông dân trong làng, trong xóm có những tác phẩm viết về quê hương của họ trên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để nói ra được những điều họ trăn trở, những điều họ mong ước…

Với truyền thống, cách làm của mình, tôi tin tưởng rằng Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Đội ngũ lãnh đạo báo, phóng viên báo với bề dày kinh nghiệm, với sự kế thừa truyền thống 74 năm qua chắc chắn sẽ xây dựng Báo Nông nghiệp Việt Nam “vừa bám sát tôn chỉ mục đích mà vẫn tạo được sức hấp dẫn”.

Theo HỒ XUÂN HÙNG/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 32528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1252357

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58844412