19:35 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Loay hoay tìm vốn trồng rừng

Thứ sáu - 31/08/2012 07:22
Chương trình trồng rừng 661 đã kết thúc vào năm 2010 còn dự án phát triển rừng bền vững của Jai-ca thì vẫn đang trong quá trình chờ đợi. 2 năm nay phong trào trồng rừng ở Hà Tĩnh đã bị chững lại, trong khi công tác bảo vệ chăm sóc lại gặp nhiều khó khăn khi mà chủ rừng không hoàn thành đúng định mức với hộ nhận khoán theo quy định. Đã có không ít phức tạp nảy sinh trong bối cảnh thiếu hụt nguồn vốn chăm sóc bảo vệ và trồng rừng.

Một chủ rừng nhỏ ở Hương Khê đang ngắm ngía mảnh rừng của mình. (Ảnh: Song Việt)

Thiếu vốn chăm sóc, bảo vệ rừng khiến nhiều chủ rừng bối rối. Ảnh: Song Việt

Tỉnh nợ chủ rừng, chủ rừng nợ hộ dân, hộ dân nợ các tổ chức tín dụng. Một vòng xoáy nợ nần mang tính đồng lần đang diễn ra trong quá trình đầu tư chăm sóc bảo vệ và trồng rừng. Suốt 2 năm nay, việc trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng ở Hà Tĩnh đang gặp khá nhiều khó khăn khi không có bất cứ một chương trình dự án nào kích thích hỗ trợ.

Ông Nguyễn Hữu An – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố huyện Hương Sơn cho biết: đơn vị của ông hiện vẫn còn khoảng 1500 ha diện tích đất trống đồi núi trọc. Thế nhưng việc phủ xanh gần như là nhiệm vụ bất khả thi bởi các chương trình trồng rừng của nhà nước đã dừng lại, trong khi khả năng huy động nguồn vốn từ cộng đồng lại phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất và hiệu quả kinh tế trên từng địa bàn cụ thể. Theo ông An người dân thường chỉ mạnh dạn bỏ vốn trồng mới sau khi đã thu hoạch cây rừng nguyên liệu. Trong khi một chu kỳ thu hoạch rừng ít nhất cũng phải kéo dài từ 7 đến 10 măm hoặc lâu hơn nữa. Thêm vào đó tại các địa bàn có điều kiện khắc nghiệt, tính chất rừng cực đoan như đất rừng cằn cỗi, xa nguồn nước, xa trục đường giao thông thì hầu như không thể kêu gọi được nguồn lực đầu tư từ xã hội.

Năm 2012 kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ phát triển rừng bền vững giành cho Hà Tĩnh chỉ được duyệt 25 tỉ đồng, bằng 25% kế hoạch, trong đó Chi cục lâm nghiệp phải trả nợ năm trước 8 tỉ, phân bổ cho đơn vị quản lý rừng đặc dụng là Vườn quốc gia Vũ Quang 10 tỉ. 7 tỉ còn lại chỉ mới đáp ứng được một nửa nhu cầu chăm sóc bảo vệ của 11 đơn vị chứ đừng nói đến việc trồng mới. Trong bối cảnh đó, các chủ rừng phải nợ hộ dân, hộ dân thì hoặc là lấy công làm lãi hoặc là tự vay mượn để bảo vệ chăm sóc phần rừng chuyển tiếp theo hợp đồng là điều hiển nhiên.

Ông Nguyễn Kim Hùng – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Sâu huyện Hương Khê dẫn chứng: định mức bảo vệ rừng theo quy định của nhà nước là 200.000 đồng/1ha thế nhưng kinh phí cấp về hiện nay chỉ là 80.000 đồng/1ha, sau khi đơn vị cân đối các khoản chi phí, tiền trực tiếp đến tay hộ nhận khoán chỉ là 57000 đồng/1ha. Không bảo vệ thì không hoàn thành nhiệm vụ mà bảo vệ thì người trực tiếp bảo vệ rừng phải ‘ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng’. Cũng theo ông Hùng định mức bảo vệ 200.000 đồng/1 ha mỗi năm đã là không phù hợp với chi phí thực tế, thế mà nay lại phải cắt giảm xuống còn 57000 đồng thì …không còn gì để nói.

Chi cục trưởng chi cục lâm nghiệp Hán Duy Anh khẳng định: hiện tại Hà Tĩnh vẫn còn khoảng 35000 ha đất rừng cần được trồng mới, hàng ngàn ha rừng phòng hộ có nhu cầu cải tạo và nâng cấp. Thế nhưng tiến độ trồng rừng lại đang diễn ra chậm chạp vì hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn xã hội. Nếu như những năm trước đây nhà nước bỏ ra một đồng từ vốn 661 có thể kích thích nguồn lực xã hội đầu tư lên đến 10 đồng. Còn hiện tại không có bất cứ sự kích thích nào từ nhà nước, lại gặp thời điểm kinh tế khó khăn nên cái gọi là ‘lâm nghiệp cộng đồng’ đang có nguy cơ chững xuống.

Thiếu kinh phí đầu tư chăm sóc bảo vệ và trồng rừng kéo theo hàng loạt khó khăn cho các chủ rừng và các hộ dân nhận giao khoán. Một số biểu hiện phức tạp nảy sinh gần đây như việc hình thành các đường dây chạy vốn trồng rừng, thế chấp sổ đỏ vay vốn cho một số tổ chức cá nhân không minh bạch…được nhìn nhận là ít nhiều có liên quan đến những khó khăn về chăm sóc bảo vệ và trồng mới rừng.

TRẦN LONG
Nguồn:baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trồng rừng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 37989

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1211676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58803731