12:25 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mật ong bán đắt như tôm tươi vì khách tận mắt thấy ong làm mật

Thứ tư - 15/08/2018 21:57
Vừa cung cấp các sản phẩm từ ong, vừa mở trang trại ong để khách tham quan tự do không chỉ mang lại cho anh Lê Quốc Thái - Giám đốc Công ty TNHH Mật ong Thái Dương (thị trấn Liên Nghĩa, Ðức Trọng) thu nhập cao, mà còn giúp anh thỏa mãn niềm đam mê của bản thân.

mat ong ban dat nhu tom tuoi vi khach tan mat thay ong lam mat hinh anh 1

Anh Lê Quốc Thái (bìa trái) giới thiệu quy trình nuôi ong. Ảnh: T.Vũ

Anh Thái kể, anh bén duyên với nghề nuôi ong từ rất nhiều năm trước, lúc đó, anh theo ba anh là ông Lê Nào để học nghề và làm cho ba, đến khi lập gia đình riêng thì mới tách ra để gây dựng sự nghiệp của bản thân. “Lúc đầu, chúng tôi nuôi 50 đàn, sang năm thứ 2 là 240 đàn và hiện giờ, đàn ong được duy trì ở con số 350 đàn. Và tương lai, chúng tôi cũng đang tính nhân rộng đàn ong thêm nữa” - anh Thái cho biết.

Theo anh Thái, nghề nuôi ong vốn rất cực, nếu như không thật sự có niềm đam mê, chỉ làm vì lợi nhuận thì sẽ không thể nào tồn tại lâu dài với nghề này! Bởi người nuôi phải am hiểu tập tính của ong, biết rõ mùa nào hoa nở để di chuyển đàn ong đến chỗ có nguồn mật hoa dồi dào. Ngoài ra, muốn cho đàn ong phát triển mạnh, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật tách đàn, tạo ong chúa, lấy mật, khai thác sữa ong chúa và phấn hoa, đặc biệt là xử lý kịp thời hiện tượng ong bốc bay, hoặc bệnh thối ấu trùng.

Trong quá trình gắn bó và tồn tại với nghề, anh Thái cũng đã gặp không ít những khó khăn, thậm chí có lúc chuyển ong xuống miền Tây vào mùa hoa nở, nhưng rồi lại không có tiền, chuyển ong về vì kinh nghiệm chưa có, thu hoạch không như mong muốn. “Lúc đó, để duy trì niềm đam mê, tôi đã phải đi làm đủ nghề như hái cà phê thuê, phụ hồ… để có tiền tiếp tục đầu tư vào ong, nuôi dưỡng ước mơ của mình” - anh Thái chia sẻ.

Nhiều năm qua, các sản phẩm mật ong Thái Dương, gồm mật ong, sáp ong, phấn hoa và sản phẩm sữa ong chúa được giới thiệu với du khách tại 2 địa điểm du lịch thác Pongour (Đức Trọng) và Đường hầm đất sét Đà Lạt. Ngoài ra, anh Thái cũng bán các sản phẩm qua mạng và bỏ thí điểm ở một vài khách sạn. Đến năm 2016, anh Thái quyết định thành lập Công ty TNHH mật ong Thái Dương mang thương hiệu của riêng mình. “Trong quá trình kinh doanh, sản phẩm của Công ty đã tìm được chỗ đứng, được khách hàng tin dùng, vì vậy, tôi đủ tự tin và quyết định thành lập công ty để khẳng định thương hiệu riêng” - anh Thái nói. 

Đến năm 2017, anh tiếp tục có thêm một quyết định táo bạo nữa, đó là mua đất, xây dựng trại ong (nằm trên đường dẫn vào thác Pongour) để khách hàng có thể tham quan trực tiếp cả quy trình sản xuất sản phẩm của mật ong Thái Dương, từ đó có thể tin tưởng hơn vào sản phẩm mà mình vừa mua. Từ lúc đưa vào hoạt động đến nay, trang trại đã đón tiếp nhiều đoàn khách lớn, nhỏ khác nhau và hầu hết mọi người đều rất hứng thú với mô hình này. Chị Nguyễn Thị Mai (du khách đến từ TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Chúng tôi vừa tham quan thác Pongour ra, trên đường đi ngang qua đây, thấy trại ong liền ghé vào. Sau khi được tham quan một vòng trang trại, chúng tôi rất thích, được tận mắt nhìn thấy những chú ong đang làm mật, được tham quan quy trình khai thác các sản phẩm từ ong như sữa ong chúa, cấy ấu trùng, lấy phấn hoa… Ngoài ra, chúng tôi còn được thử miễn phí các sản phẩm như uống mật ong với trà, ăn phấn sấy… thấy vô cùng thú vị. Tôi cũng đã mua nhiều sản phẩm tại đây”.

Anh Thái chia sẻ thêm, anh xây dựng trang trại nuôi ong này theo phong cách tự nhiên và đầm ấm, để khách hàng luôn cảm nhận được sự thân thiện khi vào đây và vì thế, họ sẽ còn quay trở lại. Hiện tại, chúng tôi vừa mở cửa để khách tham quan, vừa tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, khu trưng bày sản phẩm…

Anh Thái còn thông tin thêm, từ đầu năm 2018, anh đã liên kết với 13 hộ nuôi ong để lấy các sản phẩm. “Hướng đi của công ty là chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bởi, chỉ có sản phẩm tốt thì mới phát triển được công ty. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc liên kết với 13 hộ nuôi ong để lấy sản phẩm, mà tương lai, chúng tôi mong muốn liên kết thành một chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, tạo ra sản phẩm đồng nhất an toàn về vệ sinh thực phẩm, để người tiêu dùng thật sự tin dùng”.

Theo Thụy Vũ (Báo Lâm Đồng)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 152


Hôm nayHôm nay : 42582

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 618676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59626999