07:57 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghị quyết 120/NQ-CP phải giúp nông dân trở nên giàu có

Thứ bảy - 08/06/2019 23:39
“Nghị quyết 120/NQ-CP (NQ120) của Chính phủ ra đời gần 2 năm qua nhưng các tỉnh ĐBSCL vẫn còn rất lúng túng, không biết phải đầu tư như thế nào và làm gì để giảm bớt diện tích lúa…”, GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ đã trao đổi với Báo NNVN như vậy.

Và, theo ông cần có cuộc đổi mới lần thứ hai: Đó là nông dân đổi mới.

GS Võ Tòng Xuân.

Giảm ngay diện tích lúa

Nông dân ĐBSCL được xem là “chuyên nghiệp” trồng lúa. Vậy GS nghĩ gì về cây lúa đồng bằng hôm nay đặt trong bối cảnh NQ120?

Đây là một nghị quyết lịch sử, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước. Chúng ta cần biết cách thực tế hóa tầm nhìn này, mới có thể thực hiện thành công nghị quyết. Nếu các Bộ, ngành cũng như các tỉnh ĐBSCL hiện nay vẫn tiếp tục xin Thủ tướng phê duyệt nguồn kinh phí khổng lồ, để đem nguồn nước ngọt rất giới hạn làm ngọt hóa các vùng mặn để trồng lúa thì thật là vô phước cho nông dân miền Tây Nam bộ. Bằng chứng là SX lúa suốt 40 năm nay chưa làm nông dân ta giàu được.

Tại sao chúng ta không biết làm như những lãnh đạo của Nhật Bản, từ một đất nước thiếu ăn, do chiến tranh nguyên tử tàn phá, đến dư ăn và trở thành cường quốc kinh tế sau Mỹ, chỉ sau 25 năm nhờ chính sách phát triển nông nghiệp với lực lượng nông dân hùng mạnh trong hệ thống Liên hợp tác xã để thúc đẩy nhanh công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Theo GS, thực tế SX nông nghiệp vùng ĐBSCL đang cần gì?

Nước ta sau hơn 40 năm phát triển trong hòa bình thống nhất, lực lượng lao động đông nhất là nông dân vẫn nghèo. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cụ thể là năm 2017-2018 ngành nông nghiệp đã bội thu, XK tăng trưởng rõ rệt nhất là mặt hàng trái cây nhiệt đới và thủy sản, nhưng cả hai mặt hàng này nông dân đều đang SX tự phát, manh mún, thiếu nguồn lực đầu tư của Nhà nước.

Trong khi đó, lại đầu tư kinh phí rất lớn để làm thủy lợi đem nước ngọt về trồng lúa tại vùng mặn, phải gánh những thiệt hại to lớn do hạn mặn có năm đã tàn phá hơn 200.000 ha lúa. Trong khí thế thắng lợi của nông nghiệp Việt Nam năm 2017, chúng ta hoan nghênh Chính phủ đã gỡ xuống cái vòng kim cô “an ninh lương thực” trên đầu nông dân, thay vào đó một tư duy mới rất phù hợp trong thời kỳ biến đổi khí hậu (BĐKH): không coi nước mặn là một trở ngại, mà nên biến nó thành cơ hội, bớt diện tích lúa để dành đất và tiết kiệm nước ngọt trồng những cây ăn trái có giá trị cao hơn.

Nhà nước khuyến khích các địa phương đầu tư cho nông dân có thể lợi dụng cơ hội đó, chung tay nâng cao GDP ngành nông nghiệp lên. Nhờ có NQ120 đã mở ra một chân trời hy vọng cho kinh tế ĐBSCL, trong đó có ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mục tiêu cuối cùng là làm tăng lợi tức của nông dân vùng đồng bằng châu thổ này, bằng cách SX ra những nông sản có giá trị cao hơn, thay vì trồng lúa quá nhiều.

SX lúa trên cách đồng lớn ở ĐBSCL.

Thế nhưng câu hỏi lớn nhất của nông dân trong vùng: Không trồng lúa thì làm gì?

Bây giờ có NQ120 rồi, chúng ta phải làm sao đây? Nông dân đang ngon trớn trồng lúa, các địa phương dốc hết kinh phí tổ chức cho nông dân trồng lúa, và chỉ tiêu pháp lệnh tăng trưởng GDP hàng năm Trung ương giao cho các tỉnh ĐBSCL phải đạt sản lượng lúa năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù giá lúa thấp, trong khi chưa có cây gì, con gì có giá trị cao hơn, thì việc tăng diện tích lúa vẫn là hướng đi dễ nhất vì cơ sở hạ tầng có sẵn, chỉ cần mở rộng thêm.

Như vậy muốn triển khai NQ120 các địa phương đang lúng túng, vì “trồng cây gì” hoặc “nuôi con gì” phải bảo đảm có người tiêu thụ chắc chắn, nếu không thì vẫn cứ phải trồng lúa mới, mà như thế thì lại trở lại đường cũ. Thể hiện hướng đi đang bị tranh cãi này là dự án sông Cái Lớn – Cái Bé. Phá vòng lẩn quẩn của cây lúa, nhất thiết các tỉnh ĐBSCL phải có tầm nhìn cao hơn và rộng hơn, phải nhìn thấy không chỉ có cây lúa mà còn có những cây trồng, vật nuôi giá trị cao hơn lúa.

Như vậy cần có một hướng chuyển đổi, cách làm và đâu là chủ thể dẫn đường?

Chúng ta SX lúa vừa phải để bảo đảm an ninh lương thực, ngoài diện tích này để cho nông dân làm giàu bằng cách sử dụng đất cho mục đích khác. Nói cách khác, chúng ta phải biết kinh doanh nông nghiệp đa dạng và thông minh hơn, chứ không chỉ trồng lúa.

Chúng ta cần qui hoạch lại các địa bàn nông nghiệp để bố trí những vùng lúa nào phải thay thế, rồi tìm và khuyến khích các DN, nhất là DN nước ngoài về đầu tư SX cây trồng, vật nuôi mà họ có đầu ra chắc chắn, rồi địa phương đồng hành cùng DN đó tổ chức SX lại tại vùng có qui hoạch mới. Chúng ta phải thấy vai trò rất quan trọng của DN có công nghiệp chế biến và có khả năng tiêu thụ nông sản, họ không thể thiếu trong chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp theo NQ120.

Không có DN thì sẽ không có đầu ra cho sản phẩm của nông dân.  

Nông dân phải tự đổi mới

Thách thức lớn nhất đối với nông dân nói chung, nông dân ĐBSCL hiện nay là gì, thưa GS?

Phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị cần một cuộc đổi mới thứ hai, là bản thân người nông dân phải tự đổi mới. Viễn cảnh của một tương lai xán lạn của nền nông nghiệp Việt Nam đang bày ra trước mắt chúng ta với những doanh nhân năng động gặp gỡ những nhà lãnh đạo năng động - sự đổi mới thứ nhất trong phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Nhà nước Trung ương và địa phương một mặt cần tiếp cận thông tin thị trường thế giới qua các phái bộ ngoại giao của nước ta gửi về, để phổ biến rộng rãi trong nước, mặt khác phải tìm ra những doanh nhân có tâm và có tài nắm bắt thông tin thị trường, xông xáo đi tìm hoặc mở ra các thị trường mới, để tổ chức đầu tư chế biến những sản phẩm từ nguyên liệu địa phương.

Liên kết SX lúa trên cánh đồng lớn.

"Nông dân không thấy xa hiểu rộng, chỉ giữ lấy miếng đất nhỏ bé của mình, từ cái bờ ruộng nhỏ hẹp cũng không muốn phá đi, không chịu cùng nhau dồn điền đổi thửa để có một trang trại lớn với những kênh tưới, kênh tiêu theo đúng kỹ thuật hiện đại. Dĩ nhiên đã có một số nông dân giàu, họ dám nhìn xa trông rộng, làm những gì khác hơn cây lúa, trên diện tích rộng lớn. Vậy làm sao cho người nông dân nhỏ lẻ thấy xa hiểu rộng, để tự họ làm giàu được? Đây là thách thức lớn nhất đối với xã hội nông thôn nước ta, nhất là ở ĐBSCL", GS Võ Tòng Xuân.

Tuy nhiên, tất cả những cố gắng đó đều như công dã tràng nếu không có sự đổi mới thứ hai- đó là sự đổi mới của nông dân. Phần lớn nông dân Việt Nam ngày nay là những người làm ăn nhỏ lẻ trên diện tích đất đai manh mún, nhất là nông dân trồng lúa. Phần lớn bà con nông dân còn nghèo, hoặc rất nghèo. Suy cho cùng cái nghèo của nông dân ta một phần vì chỉ biết trồng lúa giá quá rẻ mà chi phí quá cao, một phần vì chính họ luôn luôn chỉ suy nghĩ nhỏ, đơn giản.

Theo ông, NQ120 đã mở hướng đi, cách làm mới của nông dân như thế nào?

Trước đây chúng ta “đổ thừa” cho nhà nước ép dân trồng lúa, lúa và lúa. Bây giờ nhà nước đã đổi mới tư duy, để địa phương đầu tư đa dạng hơn cây lúa, thì đến lượt nông dân nhỏ lẻ cũng phải tham gia với nhà nước trong chiến lược mới đã được chỉ ra trong NQ120.

Người nông dân đổi mới mà đất nước ta cần trong thời đại này là những nông dân tuy diện tích đất manh mún nhưng biết tự giác thỏa thuận đứng chung nhau trong những hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới (HTXNNKM).

Chỉ làm như vậy mới tạo thành cánh đồng lớn, sẵn sàng liên kết với các nhà đầu tư lớn xây dựng vùng công nghiệp SX rau quả chế biến, hoặc vùng công nghiệp thủy sản chế biến cung cấp cho thị trường.

Với sự tổ chức hợp lý của nhà đầu tư và nhà nước, những người nông dân đổi mới này sẽ không bị mất đất, mà đất của họ nằm trong HTXNNKM sẽ được phá bỏ bờ ruộng manh mún, cày xới và trang bằng thành cánh đồng lớn, được phân lô ngay ngắn theo hệ thống kênh mương đúng theo kỹ thuật, có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc chăm sóc và vận chuyển sản phẩm của bà con đến khu chế biến và bảo quản trước khi xuất kho giao cho khách hàng.

Như vậy mỗi nông dân của HTXNNKM đều được chia lại diện tích (trừ tỉ lệ bỏ ra để làm kênh mương và đường giao thông) để canh tác, chăm sóc cây trồng, vật nuôi của mình dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của DN.

Người nông dân đổi mới làm việc trong môi trường này sẽ không còn lo lắng trong quá trình SX, và cũng không lo bị thương lái ép giá. Mọi thứ đều có DN bao tiêu. Người nông dân đổi mới sẽ thật sự đổi đời, lợi tức thu nhập ổn định và cao hơn. DN cũng có thu nhập cao hơn, nên sẽ đóng góp vào GDP của địa phương lớn hơn.

Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này!

HỮU ĐỨC/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 50071

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1269900

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58861955