13:01 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những cánh đồng ngộ độc: Ruộng lúa phun thuốc như mưa

Thứ hai - 23/07/2012 00:19
PHẦN II: CÁNH ĐỒNG PHUN THUỐC ĐỊNH KỲ Ruộng lúa phun thuốc như mưa Không chỉ quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, các Cty kinh doanh nông dược còn tổ chức các điểm trình diễn, hội thảo đầu bờ, hỏi đáp trên truyền hình với sự xuất hiện của các giáo sư, tiến sỹ đã khiến nông dân tin tưởng tuyệt đối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng nhiều. Chính việc làm này đã làm cho lượng thuốc hóa học đổ ra ruộng đồng ngày càng tăng.
>> Tại sao tôm chết

Tới hẹn là phun

Lão nông Nguyễn Văn Tri ở ấp Tân An, xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang cho biết: “Làm lúa bây giờ khỏe lắm, sâu bệnh gì cũng có thuốc trị hết. Thậm chí chỉ cần bấm máy alô là có cán bộ kỹ thuật của Cty đến tận nơi tư vấn, cung cấp thuốc cho ngay”.

Ngày nay, nông dân trồng lúa, làm vườn đều được các Cty kinh doanh nông dược quan tâm “chăm sóc” rất kỹ. Nông dân không còn phải bận tâm loại sâu, bệnh này thì sử dụng thuốc gì cho hiệu quả mà chỉ cần nhớ số phôn của mấy anh "bạn nhà nông".

Sau thành công ngoài mong đợi của lực lượng FF của Cty CP BVTV An Giang, các công ty kinh doanh thuốc BVTV lớn khác như Bayer, Khử trùng, Ngọc Tùng… đều phình to bộ máy tiếp thị sản phẩm đến tận ruộng và mang lại hiệu quả bất ngờ, doanh số, hiệu quả đều tăng.

Chiêu thức mà các "bạn nhà nông" hay sử dụng nhất là quy trình, là "phòng bệnh hơn chữa bệnh", làm đất xong là diệt ốc, diệt cua, diệt cỏ; ngâm ủ hạt giống, lúa 7 ngày, lúa 14 ngày, trổ đòng, cong trái me… tất cả đều đã có thuốc; thuốc sâu, thuốc bệnh cứ vậy mà phun; phun một lần ư – chưa đủ, phải phun nhắc lại sau 4 ngày…



Lượng thuốc hóa học đổ xuống đồng ruộng ngày càng nhiều

Là lão nông tri điền nhưng ông Tri cũng chẳng nhớ nổi một vụ lúa mình phun bao nhiêu đợt thuốc, chỉ ước chừng khoảng trên chục lần. Bình thường cứ khoảng 1 tuần phun ngừa 1 lần, còn nếu gặp dịch bệnh có khi 3-4 ngày là phải phun lại cho ăn chắc; một loại thuốc chưa đủ thì phối hợp 2, 3 loại với nhau theo kiểu 2 trong 1, 3 trong 1. 

TS. Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Kiên Giang phát biểu: “Cây lúa bây giờ gần như được tắm trong thuốc hóa học. Từ giai đoạn ngâm ủ đã có thuốc trộn giống, gieo sạ xong là thuốc trừ sâu, rầy, rồi thuốc trừ nấm bệnh… thứ nào cũng có bộ sản phẩm với 3-4 lần phun… Nếu cộng lại chắc chắn sẽ lên đến cả chục lần phun cho một vụ lúa. Kiên Giang có trên 280 ngàn ha đất trồng lúa, mỗi năm làm 3 vụ, với tổng diện tích gieo sạ khoảng 700 ngàn ha. Với việc nông dân lạm dụng thuốc như hiện nay thì diện tích bị đầu độc bằng hóa học mỗi năm lên đến 7 triệu ha (tính trung bình 10 lần phun/vụ). Dù không có con số thống kê nhưng ít nhất cũng có cả trăm ngàn tấn thuốc độc hại đổ ra môi trường/năm”, TS. Giàu nhẩm tính.

Chưa hết, hầu hết các loại thuốc đều được các FF “gắn” thêm cho nhiều chức năng khác như dưỡng cây, đâm chồi, đẻ nhánh, làm cứng cây, đứng lá, sáng bông, chắc hạt… Tin vào những chức năng này nên nhiều khi cây lúa không có sâu, bệnh nông dân vẫn phun thuốc. Ngoài ra, khi nông dân đi mua thuốc, thay vì bán loại thuốc đặc trị thì các đại lý lại cộng thêm nhiều thứ để bán được nhiều hàng, làm lượng thuốc phun ra môi trường càng tăng thêm. Ông Giàu khuyến cáo: “Phun thuốc nhiều lần trong một vụ lúa không chỉ làm tăng thêm chi phí mà còn hủy hoại môi trường, giết chết các loài thiên địch, làm mất cân bằng sinh thái nên dễ gây bùng phát dịch bệnh”. 

KHÔNG SÓT MỘT CON, KHÔNG CÒN MỘT MỐNG 

 

Ngành BVTV đã và đang đưa ra nhiều chương trình như IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm… nhằm giúp nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí có hạn nên việc tuyên tuyền, nhân rộng mô hình ra nông dân còn hạn chế. Trong khi đó, các Cty kinh doanh nông dược với sức mạnh tài chính của mình, ngoài việc quảng cáo, họ còn tặng quà, tiền cho nông dân mỗi khi đến dự hội thảo hoặc tặng thuốc cho về sử dụng thử. Rồi khi vào vụ, các Cty tung cán bộ kỹ thuật (mà thực chất là nhân viên bán hàng) để cùng nông dân ra đồng, hướng dẫn sử dụng thuốc. Bằng cách này, họ dễ dàng thuyết phục nông dân tin và sử dụng các bộ sản phẩm của mình. 

Đó là Slogan của thuốc trừ sâu Map permethrin, câu khẩu hiệu được các FF tâm đắc nhất và bình chọn là ấn tượng nhất. Không biết câu khẩu hiệu trên phản ánh được bao nhiêu phần trăm hiệu quả của thuốc nhưng thật đúng với hệ sinh thái lúa nước hiện nay.

Ở ĐBSCL trước đây khi còn làm lúa mùa các loài tôm, cá rất nhiều. Hầu như quanh năm nông dân không phải lo kiếm thức ăn vì chỉ quăng vài mẻ chài, thả vài tay lưới là cá ăn không hết. Nhưng cái thời “dưới sông cá lội” giờ chỉ còn trong quá khứ. Ông Nguyễn Văn Tri cho biết: Trước đây, khi cá đồng còn nhiều, cứ vào đầu vụ lúa là cá bị nhiễm độc chết nổi trắng sông. Nhưng bây giờ chẳng còn thấy cá chết nữa, vì nguồn nước bị nhiễm độc nên tôm cá hết sạch. Nhiều loài như cá lóc dày, sặc rằn, tôm càng xanh ở ngoài sông đã biến mất hoàn toàn cả chục năm nay. Kết quả phân tích của cơ quan chuyên môn cho thấy, môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Ông Trần Quốc Bình, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường (Sở TN-MT Kiên Giang) cho biết, nguồn nước ở hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của tỉnh như huyện Kiên Lương, An Biên, An Min đều bị ô nhiễm nặng. Các chỉ tiêu về DO, TSS, COD, Coliform… đều vượt tiêu chuẩn cho phép, có những chỉ tiêu cao gấp cả chục lần. Chính điều này đã làm cho các loài thủy sản trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt, thậm chí nhiều loài đã hoàn toàn biến mất trong môi trường tự nhiên.

Tại hội nghị sơ kết SXNN các tỉnh phía Nam tổ chức tại Vũng Tàu ngày 20/7 vừa qua, PGS.TS Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cảnh báo việc lạm dụng thuốc BVTV và phân bón lá đang là vấn nạn với nghề trồng lúa cần phải kiên quyết ngăn chặn.

Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 932868

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59941191