13:23 ICT Thứ ba, 19/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ở Thái Lan nuôi 500 con gà chỉ là nông hộ, VN đã thấy hoành tráng?

Thứ ba - 05/06/2018 21:20
“Việt Nam phải đối mặt với vấn đề thách thức về thể chế, có quá nhiều cơ quan quản lý chung, có quá nhiều quy chuẩn, vì vậy việc truy xuất nguồn gốc nông sản gặp nhiều khó khăn”.

Đó là chia sẻ của chuyên gia nông nghiệp TS Đặng Kim Sơn tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 chuyên đề nông nghiệp tổ chức sáng nay (5.6) tại Hà Nội.

Đánh giá về thế mạnh nông sản Việt Nam, TS Đặng Kim Sơn cho biết, nông sản Việt Nam ngay từ khi hội nhập đã xuất siêu, năm 2018 dù có thể gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn dương về xuất khẩu. Điều này chứng minh rằng, thế mạnh của Việt Nam là một cường quốc về nông sản, để mở rộng thêm thị trường, Việt Nam phải đẩy mạnh hội nhập, tham gia vào các hiệp định thương mại.

 o thai lan nuoi 500 con ga chi la nong ho, vn da thay hoanh trang? hinh anh 1

TS Đặng Kim Sơn chhia sẻ  tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018. Ảnh: Đ.T

Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng Việt Nam đã hội tụ đủ tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới. Giá trị xuất khẩu nông sản đã tăng từ 105 triệu USD lên 2,05 tỷ USD vào năm 2016.

Bên cạnh đó, chúng ta có một tầng lớp tiêu dùng trung lưu đang phát triển. Tỷ lệ ăn gạo có xu hướng giảm, người ta quan tâm hơn đến thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về chế biến thực phẩm sạch tăng.

Trong bức tranh xuất khẩu, thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp, mới chỉ chiếm 1%. "Như vậy nông nghiệp Việt Nam tiềm năng rất lớn nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, nhất là các doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp", ông nói. 

Một thách thức cho nông sản Việt Nam theo TS Đặng Kim Sơn đó là khi tham gia CPTPP các nước thành viên có lộ trình cắt giảm thuế, còn rất nhiều hàng rào phi thuế quan phải vượt qua.

“Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề thách thức về thể chế, có quá nhiều cơ quan quản lý chung, có quá nhiều quy chuẩn, vì vậy việc truy xuất nguồn gốc nông sản gặp nhiều khó khăn” - TS Đặng Kim Sơn cho biết.

Thêm vào đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp Việt còn yếu. Năng lực để chứng minh về chất lượng chưa thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng các thủ tục minh bạch hơn.

Vấn đề lao động, mối quan hệ giữa tổ chức các nghiệp đoàn nông nghiệp, quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp là những thách thức chính. "Ngoài ra chúng ta còn 1,7 triệu trẻ em nông thôn tham gia lực lượng lao động nông nghiệp, hay quản lý di cư cũng là những thách thức mà nước ta đang phải đối mặt", ông nói.

TS Đặng Kim Sơn cũng chỉ ra nhiều rào cản khác là hàm lượng khoa học công nghệ rất ít, năng suất lao động thấp. Một nguy cơ cũng mới xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, theo đó, ông đưa ra biểu đồ để cảnh báo Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ tụt hậu lớn nhất. 

Để nông sản Việt Nam cất cánh, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch điều hành Cấp cao Central Group (Thái Lan) cho rằng: “Đầu tiên, Việt Nam cần xây dựng và phát triển mô hình đầu tư canh tác quy mô lớn. Hiện nay, sản xuất còn nhỏ lẻ, làm theo quy mô hộ gia đình, diện tích canh tác còn giới hạn, các cánh đồng mẫu lớn chưa phổ biến, chưa tận dung được chi phí đầu tư thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm cao".

 o thai lan nuoi 500 con ga chi la nong ho, vn da thay hoanh trang? hinh anh 2

Ở Việt Nam chăn nuôi gà quy mô nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chỉ có khoảng 0,2% trang trại nuôi trên 1.000 con trở lên. Ảnh: I.T

"Ở các nước phát triển, chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, khấu hao trên từng sản phẩm giảm rất nhiều, nhà đầu tư có nhiều cơ hội đa dạng hoá sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá. Ở Thái Lan, 500 con gà trở xuống là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, ở Việt Nam 90% như vậy, kém Thái Lan 10 lần", ông Hải khẳng định.

Cũng dẫn ra câu chuyện ở Thái Lan, ông cho biết hơn 70% hộ có sức nuôi từ 5.000 con gà ở trên. Trong khi đó, ở Việt Nam có 8 triệu điểm chăn nuôi, nhưng quy mô từ 100 đến 1.000 con chỉ chiếm 3%, trên 1.000 con chỉ 0,2%. "Quy mô và năng suất hiệu quả các nông trại ở Thái Lan hơn hẳn Việt Nam, các sản phẩm dễ dàng cạnh tranh trên trường quốc tế" - ông Hải nói thêm.

Bên cạnh đó, ông Hải nhấn mạnh đến vấn đề tăng giá trị cho sản phẩm. Tuy hàng nông sản Việt Nam được khách hàng quốc tế đánh giá cao về khả năng cung ứng nhưng chủ yếu là xuất thô không có thương hiệu thương mại. Nếu không tạo sự khác biệt, Việt Nam sẽ mất lợi thế xuất khẩu. Các doanh nghiệp nên tập trung tìm hiểu thị trường đầu tư khâu chế biến đóng gói để tăng lợi nhuận khi xuất khẩu đồng thời có cơ hội đầu tư bền vững.

Theo Đình Thắng (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131


Hôm nayHôm nay : 26230

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 725336

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58317391