18:26 ICT Thứ ba, 19/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Nam “rộng cửa” phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ năm - 07/06/2018 21:20
Quảng Nam có tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp khá lớn, hệ sinh thái đa dạng, các yếu tố tự nhiên tương đối thuận lợi. Đây là những thế mạnh thích hợp cho phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), nông nghiệp hữu cơ (NNHC).

Hình thành nhiều mô hình NNCNC      

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, kiêm Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Quảng Nam cho biết, tỉnh đã có nhiều cơ chế hỗ trợ nông nghiệp, như khuyến khích phát triển chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, dược liệu… Điều này đã tác động tích cực đến người dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

 quang nam “rong cua” phat trien nong nghiep cong nghe cao hinh anh 1

 Mô hình sản xuất rau thủy canh, năng suất cao và hiệu quả cao của hộ ông Bùi Thanh Cưỡng ở phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Ảnh: Đ.H

"Tỉnh tiếp tục xây dựng và phát triển các thương hiệu sẵn có của địa phương như: Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, Ba kích Tây Giang, Đảng sâm Tây Giang, Tiêu Tiên Phước, Dó trầm Quảng Nam, Bưởi trụ Đại Bình, Dưa hấu Kỳ Lý… Các sản phẩm này đều gắn với ứng dụng NNCNC, NNHC. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP...”.

Ông Lê Muộn

Tại Quảng Nam, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm và cao hơn mức trung bình cả nước. Năm 2017, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 12.965 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù hiện nay, giá trị ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 11,6% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn, nhưng lại chiếm 62% lao động và 76% dân số sống ở khu vực nông thôn.

Ông Muộn cho biết thêm, thời gian qua, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản được hình thành và phát triển mạnh. Hàng năm, ngành nông nghiệp Quảng Nam đã cung cấp cho thị trường trên 100.000 tấn thủy sản; trên 520.000 tấn cây lương thực có hạt; 270.000 tấn rau, đậu các loại; 60.000 tấn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm… Tỉnh hiện có trên 3.000 cơ sở tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Tỉnh đang có nông trường VinEco Nam Hội An - là 1 trong 15 nông trường được Vingroup đầu tư công nghệ canh tác thông minh bậc nhất. Các trang thiết bị, hạ tầng nông nghiệp ở đây được chuyển giao 100% từ nước ngoài: công nghệ nhà kính điều khiển khí hậu (Pháp), công nghệ canh tác nhiều tầng (Singapore), công nghệ sản xuất nhà màng và công nghệ tưới thông minh (Israel), cho phép trồng rau quanh năm.

Mô hình “Ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới” để sản xuất rau quả gắn với xây dựng chuỗi liên kết để tạo ra giá trị sản phẩm cao nhất cho các hộ trồng rau trong vùng được triển khai thực hiện trong năm 2017, tại các phường thuộc vùng Đông của thị xã Điện Bàn, gồm: Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Ngọc, Điện Dương...

“Từ kết quả bước đầu của các mô hình, hiện có nhiều dự án Khởi nghiệp sáng tạo của các bạn trẻ trong tỉnh đã xây dựng mô hình ứng dụng CNC ở các địa phương: Điện Tiến - Điện Bàn, Tam Thành, Tam Đàn - Phú Ninh, Tam Xuân 2 - Núi Thành… trồng rau trong dung dịch hồi quy, rau giá thể áp dụng hệ thống tưới nước kết hợp với bón phân, bán tự động. Một vài mô hình bước đầu áp dụng hệ thống giám sát tự động kết nối internet” - ông Muộn cho hay.

Dành 1.000 - 1.500ha phát triển NNCNC

 quang nam “rong cua” phat trien nong nghiep cong nghe cao hinh anh 2

Theo Sở NNPTNT Quảng Nam, NNCNC của tỉnh sẽ đi theo hai hướng song song. Một hướng thiên về NNHC để tạo những dòng sản phẩm cao cấp đáp ứng yêu cầu thị trường. Hướng thứ hai là tối ưu hóa các quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm trước hiện trạng đất đai nông nghiệp bị thu hẹp, nguồn lao động chuyển dịch nhiều qua các ngành nghề khác.

Trước mắt, Quảng Nam quy hoạch 1.000 - 1.500ha phía Đông của tỉnh để phát triển NNCNC, sẵn sàng mời gọi các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất NNCNC, NNHC, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa. Đồng thời, quy hoạch lại các vùng chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... Đối với lĩnh vực NNCNC, nông nghiệp an toàn, Quảng Nam đặc biệt chú trọng các hoạt động trồng và chế biến các loại nông sản, hoa quả, cây dược liệu; chăn nuôi và chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm...

Vùng Tây của tỉnh có lợi thế về diện tích rừng, nhất là rừng tự nhiên lớn, các khu bảo tồn thiên nhiên. Nơi đây đang triển khai phát triển nông, lâm nghiệp, dược liệu theo hướng hữu cơ bền vững, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm gắn với khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Đối với vùng trung du, định hướng của tỉnh là tiếp tục cải tạo vườn tạp, phát triển nông nghiệp an toàn, NNHC gắn với du lịch miệt vườn, khai thác cảnh quan đặc hữu…

Theo Đoàn Hồng – Trần Hậu (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108


Hôm nayHôm nay : 35857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 734963

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58327018