10:08 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản chủ lực

Thứ tư - 10/04/2019 22:48
Việc tiêu thụ 6 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP.HCM gồm rau, hoa kiểng, bò sữa, lợn, tôm nước lợ và cá cảnh đang gặp nhiều khó khăn.

Kết nối chuỗi liên kết SX, phân phối, tiêu thụ theo quan hệ cung cầu sẽ ổn định và bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân.

09-42-13_nong_sn_2_-_nguyen_thuy
Một siêu thị nông sản ở TP.HCM

Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho biết, TP đang chuyển dần từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,6%. Các sản phẩm từ chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đang có bước phát triển mạnh, nâng giá trị SXNN dự kiến đến năm 2020 là 800 triệu đồng/ha.

Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân TP.HCM), ông Nguyễn Văn Tủi chia sẻ, hiện sản phẩm nông nghiệp TP chưa cung cấp đủ cho thị trường TP; trong khi SX và tiêu thụ tại TP có thuận lợi là chi phí vận chuyển cho việc bán sản phẩm thấp, thời gian vận chuyển ngắn giúp hạn chế chi phí bảo quản.

Hiện TP.HCM có hơn 5.000 trang trại hộ gia đình, 68 HTX và gần 230 tổ hợp tác SX. Tuy nhiên, nông nghiệp TP mới chỉ đáp ứng được khoảng 30 - 40% nhu cầu tiêu dùng của người dân TP, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành khác và cả nước ngoài.

Mặt khác, việc phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực cũng gặp nhiều khó khăn. Quỹ đất canh tác của TP ít, chi phí đầu tư canh tác ứng dụng CNC còn cao. Các nông hộ và tổ hợp tác chỉ liên kết với nhau về kỹ thuật, chưa liên kết về mặt buôn bán và chất lượng sản phẩm...

Ông Lê Văn Được, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cần Giờ cho biết, các hộ nuôi tôm ở Cần Giờ vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định. Mỗi năm Cần Giờ SX được khoảng 10.000 tấn tôm, nhưng chưa ký kết được hợp đồng tiêu thụ với các hệ thống siêu thị do không đáp ứng được yêu cầu về việc duy trì sản lượng thường xuyên. Còn bán tôm cho các thương lái sẽ phải qua nhiều khâu trung gian khiến lợi nhuận của nông dân bị giảm.

Trong thời gian qua, TP đã có những nỗ lực trong việc kết nối doanh nghiệp và nông dân ngày càng gần nhau hơn bằng nhiều hình thức. Nhưng những kết quả đó chưa mang tính lan truyền rộng rãi và trở thành phong trào chung, tạo những nét đột phá rõ rệt cho việc tiêu thụ nông sản.

Theo ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng bộ phận thu mua nông sản Saigon Co.op, đơn vị luôn đặt yêu cầu các HTX, hộ nông dân phải đảm bảo quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, cải tiến chất lượng, bao bì mẫu mã, kết hợp việc áp dụng KHKT vào SX và công nghệ xử lý sau thu hoạch để có các sản phẩm đạt chất lượng tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đáp ứng nguồn hàng ổn định.

“Sản phẩm nông thủy sản đưa vào kinh doanh tại hệ thống Saigon Co.op phải đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm về dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kháng sinh, kim loại nặng, vi sinh vật… trong giới hạn mức cho phép, an toàn đối với sức khỏe con người”, ông Trường nói.

Ông Trường cũng đề xuất các HTX cần có sự liên kết với các vùng trồng để xác định khả năng tiêu thụ của thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch SX phù hợp, tránh tình trạng làm ồ ạt, chạy theo thị trường dẫn đến được mùa mất giá gây thiệt hại cho nông dân.

Còn ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng Giám đốc Cty Thương mại Sài Gòn (Satra), đơn vị quản lý kinh doanh chợ đầu mối Bình Điền cho biết, đối với mặt hàng thịt heo, Satra kiểm soát chặt chẽ lượng thịt heo nhập vào chợ Bình Điền đến các hệ thống phân phối của Satra và các chợ truyền thống khác nhằm đảm bảo được nguồn thịt heo sạch có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo ông Khoa, để nông sản đi vào các chợ đầu mối không quá khó. Vấn đề là sự minh bạch về thông tin trong SX, sản phẩm phải có các chứng nhận, có truy xuất nguồn gốc, chất lượng tốt, số lượng phải đảm bảo, nguồn cung ứng phải đầy đủ và ổn định.

Do đó, người nông dân cần phải thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất quy mô lớn đảm bảo các tiêu chuẩn (như VietGAP, GlobalGAP, truy xuất nguồn gốc, mã vạch, đặc biệt dư lượng các chất cấm…) nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. Từ đó giúp ổn định thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Theo NGUYỄN THỦY - PHƯƠNG CHI/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 42972

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 756933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59765256