12:57 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếc cho vùng mãng cầu nức tiếng một thời ở Tân Phú sắp bị xóa trắng

Thứ tư - 25/10/2017 23:47
Cách đây khoảng 10 năm, mãng cầu ta (na) của Tân Phú (Đồng Nai) là một loại đặc sản nức tiếng với độ ngọt, dai đặc trưng. Có thời điểm, diện tích trồng mãng cầu ở Tân Phú lên đến 1,3 ngàn ha. Người dân ở một số địa phương trong huyện xem mãng cầu như là một cây trồng chủ lực.

tiec cho vung mang cau nuc tieng mot thoi o tan phu sap bi xoa trang hinh anh 1

Trước đây cây mãng cầu ta được trồng nhiều ở 3 xã Phú Lộc, Phú Thịnh, Trà Cổ và thị trấn, nhưng hiện chỉ còn rải rác ở 2 xã Phú Lộc và Phú Thịnh với diện tích gần 20 hécta.

Lác đác vài hộ trồng “cầm chừng”

Vài năm trở lại đây, giá cả mãng cầu không ổn định kèm theo thường xuyên bị sâu bệnh khiến giá trị của loại cây trồng này giảm mạnh, trong khi hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng khác, như: bưởi, tiêu, cà phê... lại cao hơn hẳn. Do đó, người dân đã dần chặt bỏ mãng cầu.

“Hiện tại, toàn xã Phú Lộc chỉ còn lại vài hộ trồng với khoảng 13 hécta mãng cầu nằm rải rác, xen canh với các loại cây trồng khác” - ông Võ Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lộc, cho biết.

Anh Phan Thanh Phong (ngụ ấp 4, xã Phú Lộc), người từng có 9 năm trồng cây mãng cầu ở địa phương, nói: “Từ năm 2015, tôi đã chặt bỏ hết mãng cầu để chuyển sang trồng bưởi da xanh. Trong khi 1 hécta mãng cầu cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng, mỗi năm chỉ làm 2 vụ thì cùng diện tích ấy, thu nhập từ cây bưởi vào khoảng 300-400 triệu đồng, lại thu hoạch rải đều trong năm”.

Trước đây, người dân Tân Phú trồng mãng cầu hoàn toàn dựa vào tự nhiên bởi lợi thế về thổ nhưỡng. Từ năm 2013, huyện bắt đầu thí điểm mô hình trồng mãng cầu theo hướng VietGAP nhằm nâng cao sản lượng, giảm sâu bệnh cho loại cây này. Thế nhưng, người dân vẫn không mấy mặn mà bởi chi phí đầu tư quá cao trong khi đầu ra lại quá bấp bênh. Đến năm 2016, dự án cũng đã ngừng triển khai.

Ông Ngô Sương (ngụ ấp 4), người trồng mãng cầu có tiếng ở xã Phú Lộc và cũng là một trong các hộ từng triển khai thí điểm mô hình sản xuất mãng cầu theo hướng VietGAP, giờ đây chỉ giữ vườn mãng cầu theo kiểu “cầm chừng” xen canh với các loại cây có múi. Theo ông Sương, trồng mãng cầu VietGAP có nhiều ưu thế nhưng do có quá ít hộ trồng nên không đủ nguồn cung cấp ổn định, dài hạn dẫn đến khó tìm đầu ra, mãng cầu dù có đạt chuẩn VietGAP thì cũng chỉ bán loanh quanh cho thương lái địa phương. Hơn nữa, thời gian gần đây mãng cầu thường xuyên bị các loại sâu bệnh như ruồi đục quả tấn công nên thương lái càng dè dặt với trái mãng cầu ở đây.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Tin (ấp 2, xã Phú Lộc) đã chuyển đổi khoảng 1 hécta mãng cầu sang trồng tiêu từ vài năm nay. “Với việc chủ động được nguồn nước tưới nhờ các hệ thống giếng khoan, tôi đã chuyển sang những loại cây trồng có lợi ích kinh tế cao hơn thay vì trồng cây mãng cầu” - anh Tin giải thích.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo ông Nguyễn Tấn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc, hiện nay loại cây trồng chủ lực ở địa phương là bưởi, cà phê, tiêu, trong đó bưởi nổi lên là loại cây thịnh hành nhất. Xã cũng khuyến khích, tìm các giống mãng cầu mới cho người dân. Tuy nhiên, đa phần các hộ dân ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này. Một số hộ còn giữ lại chút ít diện tích mãng cầu, tuy nhiên chủ yếu là để dự phòng khi các loại cây trồng khác bị mất mùa hay rớt giá.

“Nếu thời gian tới cam, bưởi tôi trồng xen mà được giá thì nhiều khả năng tôi cũng chặt bỏ cây mãng cầu” - ông Ngô Sương nói.

Anh Nguyễn Văn Tấn (ấp 2, xã Phú Lộc) đã chuyển 3 hécta mãng cầu sang trồng tiêu xen bưởi. Khoảng nửa năm trở lại đây, anh Tấn dự định quay lại trồng mãng cầu khi thử nghiệm giống mãng cầu Thái và loại giống nội địa đầu dòng chất lượng cao. Tuy nhiên, anh Tấn vẫn tỏ ra khá dè dặt với các loại giống mới này, do chi phí đầu tư giống quá cao, trong khi các loại cây bưởi, tiêu vẫn đang cho thu nhập khá ổn định.

Từ những nguyên nhân về dịch bệnh, hiệu quả kinh tế, cũng như quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có thể nói vùng mãng cầu Tân Phú ngày nào sẽ khó có khả năng khôi phục trong ngày một ngày hai. Rồi đây, người ta chắc chỉ còn có thể nhớ tới mãng cầu Tân Phú như là một thứ đặc sản “đoản mệnh” của một thời đã xa…

Theo Hải Quân (Báo Đồng Nai)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: mãng cầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 43733

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 619827

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59628150