03:52 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Ăn theo” thương hiệu nông sản

Thứ hai - 22/04/2013 03:09
Hiện nay, hàng loạt thương hiệu nông sản nổi tiếng của miền Tây mà điển hình là bưởi Năm Roi đang bị thả nổi theo kiểu ai muốn xài cũng được.

Lạm dụng thương hiệu

Ông Nguyễn Thanh Xuân, Trưởng ban Kiểm soát HTX sản xuất tiêu thụ bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (HTX Mỹ Hòa), cho biết HTX được thành lập năm 2007 và chỉ thu mua bưởi Năm Roi ở vùng nguyên liệu xã Mỹ Hòa (TX.Bình Minh, Vĩnh Long). Trải qua nhiều lần đánh giá nghiêm ngặt, ngày 19.9.2008, Tổ chức Đánh giá thẩm định tiêu chuẩn quốc tế (SGS) tại Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho HTX Mỹ Hòa với 26 hộ tham gia trên diện tích 23,49 ha. Tuy nhiên, hiện nay, thương hiệu HTX Mỹ Hòa đang bị lạm dụng. “Hơn 5 năm qua, chúng tôi đã tốn biết bao công sức gầy dựng mới có được thương hiệu như ngày hôm nay. Thế nhưng thương hiệu bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đang bị sử dụng một cách vô tội vạ trên thương trường, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của chúng tôi”, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ nhiệm HTX Mỹ Hòa bức xúc.

 Ông Nghĩa cho biết đặc trưng của giống bưởi Năm Roi chính gốc Mỹ Hòa là hoàn toàn không hạt, độ đường cao, trái có vỏ rất đẹp… Vì thế, bưởi Năm Roi Mỹ Hòa không thể lẫn với bưởi ở các nơi khác. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, HTX có thể bao tiêu khoảng 50% sản lượng bưởi toàn xã (tương đương 65.000 tấn/năm), thậm chí có thể nhiều hơn nữa. Nhưng hiện nay, thị phần tiêu thụ bưởi Năm Roi tại HTX giảm xuống chỉ còn từ 10 - 20%. Lý giải về vấn đề này, ông Xuân cho biết: “Hiện trên địa bàn xã, các điểm thu mua bưởi mọc lên như nấm. Để cạnh tranh giành thị phần, điểm thu mua nào cũng lấy mác là bưởi Năm Roi Mỹ Hòa”. Nhiều nhà vườn ở miền Tây cũng thừa nhận ở thời buổi “thương trường như chiến trường” này, nhiều thương lái sẵn sàng móc nối với nhà vườn để nâng tầm thương hiệu các loại nông sản trôi nổi, trộn vào thương hiệu nông sản chính thống với mục đích đẩy giá thành lên cao.

Ông Nguyễn Văn Công, một nông dân trồng bưởi Năm Roi lâu năm, băn khoăn: “Vùng bưởi Năm Roi Mỹ Hòa từ lâu đã nổi tiếng khắp xứ miền Tây. Chất lượng của giống bưởi này ai cũng biết. Do thời buổi kinh tế thị trường, nhiều thương lái không ngần ngại “bóp méo” trái bưởi Năm Roi Mỹ Hòa. Hành động này đã tác động không nhỏ đến thương hiệu cũng như chất lượng loại bưởi đặc sản của tỉnh Vĩnh Long”.

Còn nhiều bất cập

Theo ông Xuân, nhiều cơ sở thu mua bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, trộn chung với bưởi trồng ở các nơi khác rồi đem bán với giá “thượng vàng hạ cám”, thấp hơn giá bưởi của HTX từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. “Mặc dù HTX đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đâu đó hẳn hoi, nhưng việc làm ăn manh mún, tràn lan của nhiều thương lái như hiện nay dẫn đến khả năng vùng nguyên liệu sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài điều phối, thậm chí nguy cơ mất thương hiệu là hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Nguyễn Văn Phương, Phó chủ nhiệm HTX Mỹ Hòa, lo lắng.

Mặc dù HTX Mỹ Hòa là nơi “cầm trịch” thương hiệu để bà con nông dân ở vùng bưởi Mỹ Hòa yên tâm sản xuất, thế nhưng HTX hiện lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng.“Không chỉ thiếu vốn, mất bạn hàng, HTX Mỹ Hòa đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều công ty thu mua xuất khẩu. Thực tế, HTX chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ chính quyền địa phương bởi thủ tục vay thật nhiêu khê. Chúng tôi mong Nhà nước có giải pháp nào đó giúp HTX vay vốn ưu đãi ở dạng tín chấp, để có thể giữ vững thương hiệu HTX Mỹ Hòa”, ông Nghĩa kiến nghị.

Ông Lê Tấn Ngự, Phó trưởng ban Kinh tế Hội nông dân tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Vấn đề quản lý thương hiệu nông sản hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Vì chưa có chế tài xử lý hành vi sử dụng trái phép thương hiệu khiến người tham gia sản xuất không mặn mà với việc bảo hộ, từ đó dẫn đến tình trạng làm mất giá trị sản phẩm. Cái khó ở đây là làm thế nào để giữ vững thương hiệu nông sản sau khi đã được công nhận”.

(Nguồn Báo Thanh niên)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 37762

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1257591

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58849646