06:29 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ quýt để trồng bưởi da xanh sai trĩu cành, anh Hưng mau “thịnh”

Thứ hai - 22/10/2018 08:50
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bưởi da xanh sai trĩu cành, anh Nguyễn Phùng Hưng cho biết, mỗi năm khu vườn có diện tích 4 sào cho thu hơn 8 tấn bưởi.

Anh Nguyễn Phùng Hưng (42 tuổi) ở khu phố Phước Hòa, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, cho biết, giá bưởi da xanh dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/kg ngày thường, còn dịp lễ, tết sẽ tăng từ 65.000 - 70.000 đồng/kg. Ngoài việc bán trái bưởi, anh còn bán giống, nhờ đó mỗi năm gia đình thu nhập hơn 400 triệu đồng.

Bỏ quýt trồng bưởi

Anh Hưng kể, cơ duyên đến với nghề trồng bưởi rất tình cờ. Năm 2000, anh lập gia đình và được bố mẹ cho 4 sào đất để canh tác. Thời điểm đó, khu đất này đã trồng quýt đường được 5 năm. Canh tác vườn quýt được một thời gian, anh quyết định chặt bỏ quýt để chuyển sang trồng bưởi da xanh. Khi đó mọi người trong gia đình ai cũng ngăn cản, không hiểu vì sao lại chặt đi vườn quýt đang phát triển tốt. “Vợ tôi hồ nghi vì vườn quýt trồng nhiều năm cho thu nhập đã ổn định. Nếu bỏ quýt trồng bưởi mà thất bại thì cả nhà phá sản, lại thêm nợ nần, con cái học hành càng khó khăn” - anh Hưng nhớ lại. Nhưng tin vào tính toán của mình, anh Hưng đã mạnh dạn phá bỏ quýt để trồng 150 cây bưởi da xanh.

 bo quyt de trong buoi da xanh sai triu canh, anh hung mau “thinh” hinh anh 1

 Anh Nguyễn Phùng Hưng chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bưởi.  Ảnh: P.T

"Vườn bưởi của tôi trồng là bưởi được chiết cành nên tán nhỏ, dễ xử lý sâu bệnh và dễ chăm sóc. Bưởi chiết cành cũng cho thu hoạch sớm hơn. Đây là lý do vườn bưởi của gia đình tôi luôn cho trái ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Anh Nguyễn Phùng Hưng

Để có kinh nghiệm chăm sóc bưởi, anh Hưng đã khăn gói lên đường đi học hỏi từ những nhà vườn ở tỉnh Bình Dương và thị xã Bình Long (tỉnh Bình Phước), đồng thời tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet. Ở đâu có mở lớp dạy kỹ thuật trồng bưởi anh Hưng cũng đăng ký tham dự. Hai năm sau, vườn bưởi của anh Hưng đã cho trái đầu tiên.

“Bổ trái bưởi đầu tiên, vợ chồng tôi rất hồi hộp. Tâm huyết vào công sức hai năm trời, không biết ngọt, nhạt thế nào. May mà trời thương, bưởi ngon, cơm dày, nhiều nước” - anh Hưng nói.

Để cây bưởi đủ nước tưới và tiết kiệm chi phí, anh Hưng đã đầu tư hệ thống tưới tự động được bố trí hai loại vòi gồm vòi nước tưới ẩm cho gốc cây nằm sát đất và tưới thân cây nằm trên cao hơn. Đây là cách làm sáng tạo riêng của anh Hưng vì thường những nhà vườn khác chỉ bố trí một vòi duy nhất. “Với hệ thống tưới này, gốc và ngọn của cây bưởi đều giữ được độ ẩm cần thiết để phát triển” - anh Hưng cho biết.

Trồng xen ổi trị côn trùng

Tuy nhiên, không dễ gì thành công ngay, những ngày đầu, bưởi vườn nhà anh Hưng cũng bị sâu phá hoại, cây chết không ít. Nhiều lần dùng các loại thuốc chống sâu nhưng không hiệu quả, anh Hưng tìm tòi khắp nơi kinh nghiệm chống sâu bệnh cũng không thành công. “May mà tham gia trong một lớp tìm hiểu kỹ thuật trồng bưởi, tôi được một nông dân ở Bến Tre mách nước trồng xen loại ổi trái to sẽ thu hút sâu bệnh, tránh được sâu phá hoại bưởi” - anh Hưng kể lại.

Nghe lời mách nước, anh Hưng trồng xen thêm ổi, loại trái to để thu hút côn trùng, không ngờ hiệu quả trên cả tuyệt vời. Theo anh Hưng, trong lá ổi luôn tiết ra một chất đặc biệt dạng tinh dầu khiến cho một số loại sâu rất sợ, nhất là những loại bọ có cánh. Nếu trồng xen canh ổi trong vườn bưởi sẽ hạn chế được côn trùng tấn công và ngăn ngừa bệnh vàng lá, giúp tăng độ che phủ cho đất, hạn chế đất bị xói mòn và cỏ dại.

Anh Hưng chia sẻ, để cây tốt trước hết người trồng phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu chất đất, xem đất thiếu gì và bón phân hợp lý. Việc bón phân diễn ra hai lần/tháng. Mùa nắng bón ít phân hóa học, mùa mưa đất ẩm hơn thì bón phân hữu cơ sinh học giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Riêng những cành bưởi bị nấm bệnh tấn công, anh Hưng không sử dụng thuốc hóa học mà cưa bỏ. Chính sự nhạy bén và quyết định sáng suốt đã giúp gia đình anh Nguyễn Phùng Hưng thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ 4 sào bưởi da xanh.

“Với thành công ban đầu từ 4 sào bưởi này, vợ chồng tôi đang tính cách tìm thêm đất để mở rộng việc trồng bưởi vì bưởi da xanh hiện rất được giá và được thị trường ưa chuộng” - anh Hưng cho biết.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 30805

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1001213

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60009536