14:05 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

Thứ bảy - 06/10/2012 09:38
Hà Tĩnh nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt. Mùa mưa bão đang đến gần, trong mưa lũ dễ xuất hiện dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngành y tế đã chủ động, chuẩn bị sẵn sàng thuốc men, hóa chất và các phương tiện phòng chống dịch kịp thời ứng phó cho các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong và sau lu lụt.

Ngay từ đầu năm, Sở Y tế đã chỉ đạo các bộ phận chuyện môn triển khai kế hoạch, các bước phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lụt, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, không để dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt là các xã ở của huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ nếu xảy ra mưa lũ thường bị ngập lụt nhiều ngày. Bước vào mùa mưa bão, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai đến các đội y tế dự phòng tuyến cơ sở tăng cường giám sát, phát hiện các bệnh, công tác quản lý hóa chất, vật tư phục vụ phòng, chống dịch trong mùa mưa bão được thực hiện nghiêm túc.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão
Phun hóa chất xử lý môi trường kịp thời phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong và sau lũ lụt ở Hương Khê.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nguyễn Lương Tâm cho biết: “Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão năm nay, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng 12 huyện, thị, thành tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cụ thể: Chỉ đạo, theo dõi việc giám sát dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các ổ dịch cũ, những địa phương có nguy cơ cao, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng công trình bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; công tác diễn tập báo động, tập huấn cộng đồng về phòng chống thiên tai. Đồng thời có kế hoạch phân công cụ thể đối với các đội đặc nhiệm khắc phục hậu quả của thiên tai. Đẩy mạnh tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng cách phát hiện các loại dịch bệnh và các biện phát dự phòng tại cộng đồng. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất và trang thiết bị cần thiết, khi xảy ra dịch phải triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch và thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo thông tin, báo cáo thường xuyên”.

Với kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh trong và sau bão lụt những năm trước, Sở Y tế đã phối hợp với chính quyền và các ngành ở địa phương chủ động kiểm tra việc cung cấp nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, chuẩn bị cơ sở vật chất phương tiện, công tác kiểm tra trong và sau lũ lụt theo phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Để chủ động phòng chống các dịch bệnh trong mùa mưa bão năm 2012, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chuẩn bị trang thiết bị, hóa chất, thuốc và kinh phí như: 2 xuồng máy, 7 máy phun ULV, 5 tấn Cloramin B, 4 tấn phèn chua, 500 nghìn viên Cloramin B, 300 lít Pecmethrin 50EC, 10 tấn vôi bột, 20 nghìn gói thuốc ORS, 2.000 lít dịch chuyền và thuốc chữa bệnh thông thường khác.
Hương Khê là huyện miền núi, thường xuyên phải chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ. Những năm trước đây, mưa bão xảy ra gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở một số xã trọng điểm như Phương Mỹ, Hà Linh, Hương Đô, Phương Điền…Tại vùng lũ, các dịch vụ vệ sinh sẵn có không đáp ứng được nhu cầu, các công trình cấp nước và vệ sinh bị phá hủy nên dễ phát sinh mầm bệnh. Trong mưa bão, lũ lụt các mầm bệnh có thể theo nước lan đi khắp nơi, làm tăng khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt sau mưa lũ, môi trường ô nhiễm do rác thải và xác động vật chết làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Đây là nguyên nhân gây nên các loại dịch bệnh về đường tiêu hóa, đau mắt đỏ, nước ăn chân tay…

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão
Cán bộ, nhân viên Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra và hướng dãn cho ngươì xử lý nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Khê Phạm Văn Khang cho biết: Do đặc thù của địa phương nên công tác phòng, chống dịch bệnh trước mùa mưa bão năm nay được huyện Hương Khê chuẩn bị khá sớm và cụ thể. Huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, xây dựng kế hoạch, thành lập 4 đội lưu động phòng chống dịch trước và sau lũ. Cử cán bộ trực tiếp phụ trách, quản lý từng địa bàn xã. Cung ứng hóa chất trang thiết bị phòng bão lũ theo quy định về tận xã, thôn để cấp tận tay người dân. Bên cạnh đó Trung tâm tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội để huy động tối đa nguồn lực chủ động, phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Với phương châm không để xảy ra dịch bệnh trong và sau bão lụt, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã thành lập các đội đặc nhiệm khắc phục hậu quả của thiên tai, tuyên truyền để mọi người dân cùng tham gia xử lý môi trường sau lụt bão. “Trước tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, phòng, chống dịch bệnh với tinh thần chủ động, kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh là mục tiêu lớn nhất mà Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đặt ra. Bên cạnh đó, góp phần hạn chế được dịch bệnh bùng phát trong mùa mưa bão, các ngành chức năng, các địa phương và từng hộ gia đình bị ảnh hưởng của bão lụt cùng vào cuộc tích cực trong công tác này với ngành Y tế”, Giám đốc Nguyễn Lương Tâm chia sẻ.
Nam Giang
Theo baohatinh.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 312

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 35471

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1255300

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58847355