01:57 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở vùng cao Hà Giang

Thứ bảy - 09/09/2017 19:12
Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã nỗ lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn nữa để việc xây dựng NTM ở vùng cao có sự chuyển biến rõ nét hơn.


Tuyến đường liên thôn, liên xã Bản Díu, huyện Xín Mần (Hà Giang) được bê-tông hóa. Ảnh: QUANG MINH

 

Xã vùng cao biên giới Phú Lũng, huyện Yên Minh được chọn đưa vào kế hoạch hoàn thành xây dựng NTM năm 2017. Ðể hoàn thành các tiêu chí NTM, ngay từ những năm đầu thực hiện chương trình, xã thực hiện chủ trương "Việc dễ làm trước, việc khó làm sau". Khi triển khai, các thành viên Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM xã đến từng thôn, hộ tuyên truyền, vận động tất cả các hộ dân ký giao ước thi đua với thôn và tất cả thôn ký giao ước thi đua với xã trong việc thực hiện các tiêu chí NTM. Nhờ đó, chương trình NTM nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân.

Chủ tịch UBND xã Phú Lũng Nguyễn Ðình Dy cho biết: Trong chương trình xây dựng NTM, tiêu chí quan trọng nhất đối với xã vùng cao là nâng cao thu nhập cho từng hộ dân. Phú Lũng tập trung tổ chức lại sản xuất, phân vùng kinh tế nông nghiệp cho phù hợp điều kiện thực tế, phát huy thế mạnh của từng thôn, bản. Mở rộng diện tích trồng cỏ gắn với chăn nuôi đại gia súc, lợn nái sinh sản... Bên cạnh đó, Yên Minh cũng ưu tiên lồng ghép các nguồn lực để giúp xã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và hoàn thành 19 tiêu chí NTM...

Tại Hà Giang, chương trình xây dựng NTM luôn nhận được sự quan tâm lớn của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã. Các địa phương coi đó vừa là động lực để phấn đấu vừa là mục tiêu để thực hiện hằng năm. Qua đó đã tạo thành phong trào thi đua trong toàn tỉnh. Mỗi huyện, thành phố có cách làm riêng, sáng tạo, phù hợp thực tế từng địa phương.

Nguồn ngân sách dành cho chương trình NTM chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, do đó, tỉnh Hà Giang lồng ghép nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong năm 2016, tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình NTM là gần 500 tỷ đồng, trong đó có 112 tỷ đồng nguồn vốn lồng ghép. Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng phát động phong trào Chung sức xây dựng NTM ở tất cả các địa phương, kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ cho chương trình và huy động nội lực trong dân. Năm 2016, hơn 100 hộ dân hiến 500 nghìn m2 đất; góp 300 nghìn ngày công lao động; các doanh nghiệp, cá nhân đóng góp hơn 23 tỷ đồng, hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM. Những nỗ lực đó đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, có 16 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; ba xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; 24 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí.

Với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, địa hình phức tạp, mức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn lớn, do đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM từ ngân sách nhà nước cho các xã không đáp ứng được nhu cầu. Năm 2017, tỉnh Hà Giang cố gắng huy động nguồn lực nhưng cũng chỉ dành được một triệu tấn xi-măng cho các huyện xây dựng NTM. Tỉnh có sáu huyện thuộc diện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, có xã lên đến 80% dân số. Do đó, việc giảm tỷ lệ hộ nghèo để bảo đảm tiêu chí NTM là hết sức khó khăn.

Thôn Nà Ác, xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, chỉ cách TP Hà Giang chưa đầy 10 km nhưng tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Trưởng thôn Nà Ác Phà Thị Lương cho biết: "Thôn có 44 hộ dân, nhưng có tới 15 hộ nghèo, cận nghèo. Cuộc sống của người dân dựa vào gần 10 ha đất nông nghiệp, trồng lúa chỉ đủ ăn, những năm thời tiết không thuận lợi có hộ còn đói giáp hạt. Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, rất khó để giúp người dân thoát nghèo bền vững...".

Cuộc sống của người dân vùng cao nghèo, cho nên việc huy động nội lực trong dân cũng gặp nhiều khó khăn. Bí thư Ðảng ủy xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên Nguyễn Quốc Cường cho biết: "Xã phấn đấu cán đích NTM trong năm 2017, nhưng tiêu chí về môi trường là khó khăn nhất vì nhiều hộ dân không chịu thực hiện. Xã đã khắc phục bằng cách hỗ trợ xi-măng cho hộ nghèo, phát động phong trào mỗi tuần cán bộ, thanh niên của xã sẽ đến một thôn để tuyên truyền và giúp đỡ nhân dân làm ba công trình vệ sinh". Nhưng, đến nay người dân vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt về tư duy sản xuất, tỷ lệ tái nghèo ở các xã vùng cao còn rất lớn. Ðây cũng là một vấn đề mà cấp ủy, chính quyền các xã vùng cao lo ngại trong thực hiện các tiêu chí NTM.

Ðể vùng cao Hà Giang thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM, Trung ương cần phân bổ nguồn vốn đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn theo lộ trình từng năm. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn thay đổi tập quán, tư duy, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững

Theo Khánh Toàn/Nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 24918

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 738879

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59747202