21:40 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đâu rồi vị ngọt của mía?

Thứ hai - 22/10/2012 03:15
Giá thu mua mía giảm, lượng đường tồn kho nhiều, trong khi đường nhập lậu tung hoành ở khắp mọi ngõ ngách của thị trường, ngành sản xuất và tiêu thụ mía đường đang phải nếm trải những trái đắng. Có điều, những bất cập ấy đã được nói đến nhiều nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

Nông dân Phụng Hiệp thu hoạch mía. Ảnh: Triều Đức.

Nhà máy kêu khó

Niên vụ mía 2012-2013 đã khởi động từ đầu tháng 10/2012 theo sự lớn dần của con nước. Nhưng đã ba năm liên tiếp, người trồng mía nếm trải vị đắng giá xuống thấp, trong khi nước lũ không chờ bà con. Còn gì buồn hơn khi ngay từ đầu vụ, nhiều nhà máy đường đã ra thông báo giảm giá thu mua mía với lý do lượng đường tồn kho nhiều, trong khi sức mua giảm.

Ông Cổ Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng cho biết, nhà máy đã ép được 1.000 tấn đường nhưng chưa bán được kilôgam nào cả. Đó cũng là thực trạng của Nhà máy đường Tây Nam khi hơn 1.000 tấn đường vừa ra lò nhưng vẫn phải nằm trong kho chờ tiêu thụ.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Bến Tre cho biết, công ty đang lỗ 1.000 đồng/kg đường sản xuất ra. Nguyên nhân là do giá đường quá thấp, 15.000 đồng/kg, trong khi đường nhập lậu tăng và giá cả cạnh tranh hơn đường trong nước. Chính vì vậy, dù Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang đã đề xuất các nhà máy đường nâng giá thu mua mía để đảm bảo cho người dân có lãi, với giá thu mua thấp nhất bằng với giá đã công bố vào đầu vụ sản xuất (từ 850 đồng/kg trở lên) nhưng công ty không thể đáp ứng được.

Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, khả năng dư thừa đường rất có thể xảy ra khi sức tiêu thụ đang giảm trong khi sản lượng đường của các nhà máy tăng. Dự kiến năm 2012 dư thừa khoảng 200.000 tấn.

Nông dân lo lắng

Ông Phan Hữu Tiến ở ấp Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ (Phụng Hiệp - Hậu Giang) có 10 công (1 công = 1.000m2) mía, đã thu hoạch 2 công, bán với giá 800 đồng/kg, coi như lỗ nặng. Giờ thì không thấy ai mua nữa trong khi nước cứ lên từng ngày, đe dọa đến sự sống còn của ruộng mía.

Ông Lương Minh Tâm ở ấp Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ (Phụng Hiệp - Hậu Giang) có 15 công mía đã bán được 3 công, còn lại chờ người mua. Theo ông Tâm, nếu bán mía với giá 1.000 đồng/kg may ra còn có ăn, năm nay chỉ 800 đồng/kg là lỗ.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang, giá mua mía đã giảm 50 đồng/kg so đầu vụ. Thương lái mua tại ruộng chỉ 750 - 800 đồng/kg.

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) Nguyễn Hoàng Ngoan cho hay: Một số nhà máy đường của Sóc Trăng, Bến Tre,… thu mua mía ở Phụng Hiệp đã gửi thông báo, từ ngày 20/10, hạ mức giá thu mua thêm 40 đồng/kg. Đây là nguyên nhân dẫn đến một số đại lý thông báo cho thương lái về việc giảm giá mua mía.

Thông tin giá mía còn giảm trong thời gian tới không chỉ gây khó khăn cho thương lái, làm giảm tiến độ thu hoạch mà còn gây tâm lý hoang mang cho người trồng mía. Đang cân từng mã mía của gia đình, ông Lê Văn Thọ ở ấp 1, xã Hòa An (Phụng Hiệp) chia sẻ: "Năm nay mọi chi phí đều tăng so với năm trước, đặc biệt là giá nhân công lao động. Hiện, nhân công đốn mía và chuyên chở đã lên đến 165.000 đồng/tấn, có nơi lên đến 200.000 đồng/tấn, tăng từ 20.000 - 50.000 đồng/tấn so với tháng trước. Giá mía không tăng đã đành mà còn bị thương lái giảm liên tục, làm cho đôi vai người nông dân thêm nặng".

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Công Chánh cho rằng: Để tránh cảnh lặp đi lặp lại như hiện nay, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ có hướng quy hoạch lại vùng sản xuất mía, đầu tư hệ thống đê bao kết hợp giao thông nông thôn. Không khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mía, những nơi không có điều kiện phát triển sẽ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan và các nhà máy đường trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ mía ở Phụng Hiệp, sử dụng lực lượng tại chỗ giúp dân thu hoạch mía khi cần thiết. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hình thành tổ thu hoạch để cùng chia sẻ với doanh nghiệp, đặc biệt là vận động người dân không nên neo mía mà khẩn trương thu hoạch để tránh thiệt hại…

Người dân đang mong các ngành chức năng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam sớm có giải pháp thiết thực nhằm giúp bà con có nguồn lợi nhuận để tái sản xuất cho vụ sau.

Hữu Phước

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 46142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1240757

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58832812