09:22 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh hoạt động KHCN ở các địa phương: Cách làm của cơ sở

Thứ hai - 13/05/2019 10:24
Với những nỗ lực của các địa phương, hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều đề tài, dự án khoa học được triển khai, áp dụng vào từng ngành, lĩnh vực. Hoạt động này tiếp tục được các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đẩy mạnh hơn nữa với mong muốn đưa KHCN trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.
 

Mô hình ứng dụng KHCN trong trồng hoa lan hồ điệp ở Hoành Bồ.

Ưu tiên nguồn lực cho KHCN

Xác định KHCN là động lực quan trọng thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh và bền vững, các địa phương trong tỉnh đã dành nguồn ngân sách đáng kể để đầu tư cho KHCN. Trong đó, ưu tiên các lĩnh vực có thế mạnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong 2 năm gần đây, TP Móng Cái đã bố trí khoảng 7,3 tỷ đồng ngân sách địa phương để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện những dự án ứng dụng KHCN trong chăn nuôi, trồng trọt và và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia OCOP. Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sự nghiệp KHCN trên địa bàn tỉnh xây dựng nhiều quy trình, mô hình cây, con giống mới để áp dụng, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao như: công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt, công nghệ Semi-Biofloc, công nghệ sinh sản cá giống nước nợ, nước mặn, công nghệ sinh học chăn nuôi gia súc, mô hình trồng cam ngọt xã Quảng Nghĩa…

Hàng năm, thành phố cũng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng để bổ sung cho đội ngũ lao động, công chức, viên chức đảm bảo yêu cầu trình độ, kiến thức phục vụ phát triển KHCN trên địa bàn; đồng thời tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi để người dân tiếp cận, làm chủ công nghệ, kỹ thuật mới. Từ nguồn ngân sách tỉnh và kết hợp với các nguồn khác, 2 năm 2017-2018, TP Móng Cái đã mở 29 lớp đào tạo và 16 lớp dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho gần 1.000 lao động nông thôn nhằm tăng cường kỹ năng, kiến thức về sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Không chỉ TP Móng Cái, nhiều huyện, thị, thành phố khác trong tỉnh cũng ưu tiên, tập trung huy động mọi nguồn lực, dành nhiều kinh phí đầu tư cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển KT-XH. Điển hình như TP Uông Bí, tính từ năm 2017 đến nay, thành phố đã đầu tư trên 72 tỷ đồng cho phát triển KHCN, trong đó, lĩnh vực giáo dục 46,1 tỷ đồng, nông nghiệp 12,2 tỷ đồng, y tế 44,7 tỷ đồng…

Thực hiện mục tiêu phát triển KHCN, hàng năm các địa phương đều chủ động bố trí 4% nguồn ngân sách để hỗ trợ đầu tư cho khoa học, đặc biệt tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế. Năm 2018, tỉnh Quảng Ninh chi 872 tỷ đồng cho các nhiệm vụ KHCN, bằng 7,4% chi thường xuyên ngân sách của tỉnh; năm nay, con số này dự kiến trên 1.000 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, nhiều dự án, công trình, nhiệm vụ khoa học liên quan đến nông nghiệp, y và dược, kỹ thuật và công nghệ, quản lý Nhà nước, giáo dục… đã được triển khai, tạo sức bật cho các ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra, để đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho KHCN, nhiều địa phương cũng đã chủ động ban hành các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn khác ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học. Trong đó, các địa phương chủ yếu là huy động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu như năm 2015, nguồn vốn đầu tư cho KHCN ở nhóm các doanh nghiệp đạt 1,56% so với giá trị sản xuất thì đến cuối năm 2018, con số này được tăng lên 1,84%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến việc ứng dụng KHCN để nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.


Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (Ba Chẽ) ứng dụng KHCN trong quy trình sấy, đóng gói trà hoa vàng để giữ sắc cho sản phẩm.

Nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động KHCN

Xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của KHCN trong phát triển KT-XH là nhiệm vụ quan trọng, những năm gần đây, TP Cẩm Phả đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động về phát triển KHCN. Đồng thời, thành phố cũng phổ biến xuống từng cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nắm vững quan điểm, định hướng cũng như các giải pháp phát triển KHCN của thành phố. Để phát triển nguồn nhân lực về KHCN, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường tham gia những cuộc thi sáng tạo kỹ thuật do tỉnh phát động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua đổi mới sáng tạo, phát hiện và khai thác khả năng sáng tạo của tổ chức, cá nhân. Qua đó, tìm kiếm các mô hình, sản phẩm, giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng đời sống, hiệu quả lao động.

Ứng dụng KHCN vào các lĩnh vực có thế mạnh đang là cách làm hiệu quả của nhiều địa phương. Cụ thể, huyện Hoành Bồ tập trung nâng cao vị thế các sản phẩm nông nghiệp thông qua việc khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, chuyển giao những công nghệ tiên tiến vào canh tác, chăn nuôi. Huyện đã mạnh dạn ứng dụng, chuyển giao và đưa vào nhiều giống cây, con mới có giá trị kinh tế vào nuôi trồng thử nghiệm và nhân rộng như: Mô hình trồng thanh long ruột đỏ, ngô nếp lai MX10, ổi Đài Loan, đào đá, hoa cao cấp và một số cây dược liệu… Trên địa bàn huyện cũng đang duy trì 9 dự án ứng dụng KHCN, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao: Dự án ứng dụng công nghệ phát triển vùng trồng hoa chất lượng cao; dự án ứng dụng KHCN nuôi trồng, chế biến nấm quy mô công nghiệp tại xã Đồng Lâm; dự án ứng dụng công nghệ chế biến và sản xuất mật ong tại xã Thống Nhất; dự án ứng dụng công nghệ nuôi gà siêu trứng công nghiệp thương phẩm, quy trình chuồng kín xử lý chất thải bằng phương pháp vi sinh tại xã Lê Lợi…

Để hoạt động KHCN tiếp tục có những bứt phá mạnh mẽ, đóng góp lớn cho sự phát triển KT-XH, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục có những cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án trong lĩnh vực KHCN, chủ động đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, tăng cường chuyển giao KHCN trong các lĩnh vực; đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực KHCN; đặc biệt, ưu tiên dành nguồn lực thích đáng và tích cực huy động xã hội hóa cho hoạt động này.
 
Theo Nguyên Ngọc/quangninh.gov.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 54308

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1274137

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58866192