09:47 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hỗ trợ cho chăn nuôi, thủy sản: Nông dân lo vướng “rừng” thủ tục

Thứ ba - 14/08/2012 22:20
Thủ tướng vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện việc dãn nợ, hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp nhất 11% cho các hộ gia đình, doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản…

 

Thế nhưng để các hỗ trợ này đến được tay nông dân, doanh nghiệp là chặng đường không ngắn.

 

“Đỏ mắt” chờ hỗ trợ

 

Chủ nhiệm HTX Thới An ở Cần Thơ - ông Nguyễn Ngọc Hải rất vui mừng khi biết theo chỉ đạo của Thủ tướng, các ngân hàng sẽ xem xét giảm lãi suất vay đối với những khoản nợ cũ. Bởi vay mới thì ông không có khả năng do còn khoản nợ cũ chưa trả, giấy tờ nhà đất còn nằm ở ngân hàng.

 

“Năm ngoái, hầu hết nông dân chúng tôi đều vay vốn với lãi suất rất cao (trên 20%/năm), nên nếu ngân hàng giảm lãi suất xuống bằng với lãi suất cho vay mới 11% lúc này, người chăn nuôi chúng tôi sẽ bớt khó khăn. Nhưng không biết bao giờ mới thực hiện?” – ông Hải băn khoăn.

Hết tiền mua cám, phải bán cả heo non là thực trạng đang diễn ra
ở “thủ phủ” chăn nuôi Đồng Nai.

 

Cùng với chính sách dãn nợ, hạ lãi suất cho vay, nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi cũng đang “đỏ mắt” chờ các gói cứu trợ (khoảng 9.000 tỷ đồng) để vượt qua giai đoạn khó khăn này. “Dẫu biết còn phải chờ Chính phủ xem xét, nhưng đã mấy tháng rồi, nông dân đã không còn khả năng cầm cự. Đợi đến khi có gói cứu trợ, thì nông dân đã bán đổ bán tháo hết cá trong ao, hết heo trong chuồng và bỏ nghề rồi” – ông Nguyễn Hữu Nguyên, thành viên Hiệp hội Thủy sản An Giang thẳng thắn.

 

Trao đổi với NTNN, một đại diện của Ngân hàng Nhà nước cho biết đã nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đang gấp rút soạn thảo các quy định để triển khai xuống các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng NNPTNT (Agribank) sẽ là đơn vị thực hiện chủ lực. Một đại diện của Agribank khu vực phía Nam cũng khẳng định, chỉ trong vài ngày tới, ngay sau khi có công văn của Ngân hàng Nhà nước, Agribank sẽ có thông báo triển khai ngay việc cho nông dân, doanh nghiệp thủy sản, chăn nuôi… vay vốn với lãi suất 11%, cũng như xem xét lại việc dãn nợ, hạ lãi suất vay đối với những khoản nợ cũ.

 

Không còn tài sản thế chấp để vay vốn

 

Việc nông dân, doanh nghiệp không thỏa mãn các điều kiện để được vay (như không còn tài sản thế chấp…) dẫn đến việc không tiếp cận được nguồn vốn cho vay khiến cho các chính sách hỗ trợ chỉ là “lý thuyết”, không đến được nông dân như đã từng diễn ra và hiện tại cũng vậy, đang là thực trạng khiến nhiều nông dân, doanh nghiệp lo lắng.

 

Ông Nguyễn Trí Công- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khẳng định: “Các hộ chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai mấy tháng nay lỗ nặng, hiện không còn tiền mua cám cho heo ăn. Bà con có nhu cầu vay vốn nhưng hầu hết đều còn nợ cũ chưa trả, sổ đỏ - sổ hồng, ngân hàng đang giữ”. Theo ông Công, nếu các ngân hàng vẫn theo lệ cũ yêu cầu có tài sản thế chấp mới cho vay vốn hỗ trợ thì chắc chắn nông dân nuôi heo ở Đồng Nai sẽ bị loại hết. Như vậy cũng không cứu được nông dân.

 

“Mức lãi suất 11% vẫn quá cao đối với cả hai đối tượng là người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu ngành cá tra. Bởi hiện nay cứ 100 tấn cá tra bán ra, nông dân lỗ từ 200 - 300 triệu đồng do giá bán thấp hơn giá thành 2.000 – 3.000 đồng/kg”. Ông Nguyễn Minh Toại - GĐ Sở Công Thương TP.Cần Thơ
 

Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa đáo hạn vốn vay cũ nên không có “hồ sơ đẹp” để vay vốn mới, dù nguồn vốn đó là nguồn vốn hỗ trợ. Chính vì thế, theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): “Các chính sách hỗ trợ hiện nay, kể cả gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng cho cá tra đang chờ thông qua, nếu không phải là hình thức cho vay tín chấp thì các doanh nghiệp và nông dân sẽ không tiếp cận được”.

 

Ông Lương Ngọc Quý- Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng Dongabank cho rằng: “Tín chấp là hình thức cho vay được ngân hàng đặc biệt xem xét trong hoàn cảnh nông dân gặp quá nhiều khó khăn như hiện nay. Như vừa rồi, có trường hợp nông dân ở Đồng Nai do không còn tài sản gì nên xin thế chấp đàn heo đang nuôi để vay vốn ngân hàng mua cám”.

 

Về vấn đề này, ông Quý khẳng định: “Nếu chủ trang trại đang giao dịch với Dongabank và giao dịch thường xuyên, lâu năm, có thiện chí, thì ngân hàng mới giải quyết được, nhưng không nhận đàn heo để thế chấp mà ngân hàng sẽ cho vay tín chấp luôn”.

 

Ngày 15/8/2012 - Theo Kinh tế nông thôn

 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274


Hôm nayHôm nay : 55589

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1275418

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58867473