18:36 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khát khao lên bờ

Thứ tư - 03/10/2012 20:32
Vùng đất Thủy Phú, xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) là nơi hợp long của sông Hương và sông Bồ (còn gọi là ngã ba Sinh). Mấy chục năm qua, ở đây vẫn tồn tại một xóm vạn đò côi cút, nơi có hơn 100 ngư dân sống lay lắt trên những chiếc thuyền cũ nát, xập xệ, thiếu thốn trăm bề...

Mọi sinh hoạt của người dân đều dựa vào dòng sông ô nhiễm này.

Lay lắt giữa dòng sông

Anh Trần Văn Thành, ngư dân xóm vạn đò Thủy Phú than thở: “Sống trên đò khổ lắm anh ơi! Ngày nắng thì không sao, chứ vào mùa mưa là thấp thỏm lo bị sóng nước cuốn trôi, rồi sợ hai đứa con té nước. Tôi năm nay 29 tuổi cũng là 29 năm sống lênh đênh trên đò. Ngày trước bố mẹ tôi cũng ở đây, sau này tôi lập gia đình, vì không có đất xây nhà, thiếu nơi ăn, chốn ở nên đành tiếp tục kiếp vạn đò”.

Cách đây chừng 30 năm, xóm vạn đò Thủy Phú chỉ có khoảng 5 hộ dân. Sau đó, nhiều người dân vì thiếu đất ở, không nghề nghiệp, trong khi xóm đò Thủy Phú lại nằm ở hạ nguồn hai dòng, nơi có lượng thủy - hải sản lớn nên nhiều hộ đã xuống sông làm nghề thả lưới, thả lừ. Cứ thế, số lượng người trong xóm dần tăng theo thời gian, sau này, con cái họ sinh ra cũng sinh sống trên những con đò dột nát.

Do cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nên hầu hết con em vạn đò rơi vào cảnh thất học. Đơn cử như gia đình anh Lê Văn Huấn, có 4 đứa con thì chỉ có một đứa được đi học. Anh Huấn tâm sự: “Mấy đứa nhỏ nhà tôi đều đến tuổi ăn học, nhưng vì nghèo quá nên không có tiền cho chúng đến trường. Hai vợ chồng làm quần quật cả ngày lẫn đêm cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng, đủ để mua gạo ăn và cho đứa út vào lớp 1, chứ cho cả 4 đứa đi học, e rằng cả nhà sẽ... đói”.

Vì phải sống trong cảnh chen chúc nên mọi rác thải sinh hoạt hằng ngày đều được bà con thẳng tay vứt xuống sông, chưa kể việc phóng uế cũng được giải quyết ngay tại chỗ. Trong khi đó, mọi sinh hoạt đều diễn ra dưới sông, nào là tắm giặt, rửa chén bát, rửa rau củ…, thế nên cũng dễ hiểu khi nhiều người thường mắc các bệnh về đường ruột, tiêu chảy, da bị mẩn ngứa...

Chị Đặng Thị Thu, người dân xóm đò thừa nhận: “Hai vợ chồng tôi cùng ba đứa con sử dụng chính nguồn nước sông này để tắm, giặt. Chỉ có nước uống mới lên bờ mua. Biết là nước ô nhiễm nhưng không còn cách nào khác…”.

Khát khao lên bờ

Trước tình cảnh cuộc sống thiếu thốn, 17 hộ dân với hơn 100 khẩu trong xóm vạn đò Thủy Phú luôn khát khao có ngày được lên bờ, có đất sản xuất, có nhà cửa kiên cố. Ông Trần Đức, năm nay đã bước qua tuổi thất thập, bày tỏ: “Người dân chỉ mong được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để lên bờ sinh sống. Gần như cả cuộc đời tôi đã gắn chặt với sông nước, mặn ngọt đều nếm trải, giờ chỉ mong thế hệ tương lai không phải sống trong cảnh khổ sở như chúng tôi”.

Ông Nguyễn Văn Bổn, Chủ tịch UBND xã Hương Vinh cho biết: “Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo địa phương cũng đã kiến nghị lên cấp trên về nguyện vọng của 17 hộ dân xóm vạn đò Thủy Phú, họ mong sớm được lên bờ để có cuộc sống ổn định hơn. Phòng Quản lý đô thị, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà cũng đã về làm việc với địa phương và bà con xóm vạn đò. Về phía địa phương, quỹ đất cho công tác di dời dân đã được chuẩn bị, tuy nhiên, thời điểm đưa dân lên bờ sẽ vẫn phải chờ, bởi vốn đầu tư đang đợi cấp trên giải quyết”.

Hy vọng ước mơ lên bờ của người dân xóm vạn đò Thủy Phú sớm thành hiện thực.

Trường Sơn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 941614

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59949937