03:39 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết công - tư trong nông nghiệp: Nông dân lợi nhất

Chủ nhật - 01/04/2012 04:07
Hội thảo Triển vọng liên kết công-tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam được Bộ NN-PTNT phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia tổ chức tại TP.HCM mới đây nhận định: Việc triển khai mở rộng các liên kết công - tư theo từng ngành hàng đang được xem là một tín hiệu mừng để nền nông nghiệp VN đi vào quỹ đạo chuyên nghiệp.

Theo TS.Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), xu hướng liên kết công - tư là tất yếu để chuyên nghiệp hoá ngành nông nghiệp của mọi quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay không chỉ các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà cả các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực cũng tính toán đến việc đầu tư vào nông nghiệp vì tất cả các dự báo đều cho rằng trong vòng 10 năm tới giá lương thực, thực phẩm sẽ luôn ở mức cao và lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản sẽ trở thành một trong những lĩnh vực mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, bền vững.
Sự thiếu hụt về nguyên liệu khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia sẵn sàng bỏ tiền thuê đất trồng lúa, trồng khoai mì, trồng cao su ở những nơi xa xôi. Trong bối cảnh như thế, theo TS.Đặng Kim Sơn việc chuyển hướng quản lý theo cách đẩy mạnh liên kết công- tư sẽ giúp nền nông nghiệp tiến nhanh hơn theo hướng chuyên nghiệp hoá.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc đầu tiên Việt Nam cần điều chỉnh để thực hiện tốt việc liên kết công-tư là Nhà nước cần rút dần vai trò làm chủ đầu tư của mình. Thực tế nhiều năm nay cho thấy các cơ quan Nhà nước thường quá ôm đồm, tự mình thực hiện từ việc hoạch định, thiết kế chính sách, đưa ra các ưu đãi về pháp luật, rồi tổ chức thực hiện và làm chủ đầu tư. Vì vậy các dự án thường rơi vào tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu vốn, thiếu nhân lực và hiệu quả không cao.
Hiện Bộ NN- PTNT và 12 tập đoàn, DN quốc tế (Metro Cash and Cary, Nestle, Unilever, Sygenta, Foods, Pepsi, Yara International, Monsanto, Bunge...) đã nhất trí thành lập Nhóm công tác đối tác công - tư nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất, duy trì ổn định một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, cà phê, chè, thuỷ sản, rau quả và một số cây trồng khác.
Mặt khác, việc làm này cũng khiến cho các DN tư nhân ngại dấn thân, bởi họ không thể nào cạnh tranh lại với những đơn vị nắm trong tay "quyền sinh quyền sát". "Nếu rút bớt vai trò hoạch định và áp chế các quy định trong ngành nông nghiệp, đồng thời tăng cường điều tiết, kiểm soát và hỗ trợ liên kết nông dân - thương mai nông sản thì trong thời gian tới sẽ có nhiều DN nước ngoài và trong nước đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp" - bà Phạm Chi Lan nói.
Các chuyên gia cũng nhận định, đối với người nông dân, việc làm ăn với các DN lớn sẽ giúp họ được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Việc các DN hỗ trợ đầu tư các chi phí về phân bón, thuốc BVTV, kỹ thuật canh tác và các khâu trong và sau thu hoạch sẽ giúp việc sản xuất của người dân nhẹ nhàng hơn. Vị thế bị động của nông dân được loại bỏ dần vì không phải lo lắng bị thương lái o ép khi vào vụ.
Theo ông Huỳnh Văn Thòn, TGĐ Cty CP BVTV An Giang, đơn cử như việc phát triển các cánh đồng mẫu lớn ở An Giang, người dân làm lúa theo quy trình, được cam kết thu mua lúa theo giá thị trường. Nhiều vụ nay, ở các địa phương thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn người dân vẫn có lãi thêm 3- 4 triệu/ha so với tự làm bình thường. "Nhưng cái chính là làm với chúng tôi họ đỡ cực, từ việc mua giống, xử lý giống, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc cho đến việc thu hái và phơi sấy chúng tôi đều theo sát và có những hỗ trợ thiết thực" – ông Thòn nói.

 
Theo NNVN
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207


Hôm nayHôm nay : 27870

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 696429

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59704752