03:30 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lũ nhỏ, nghề câu lưới lao đao

Thứ hai - 22/10/2012 03:12
Lũ về chậm, lượng nước trên đồng không nhiều khiến nông dân ĐBSCL không phải lo gặt lúa chạy lũ, nhưng với những người chuyên sống bằng nghề chài lưới thì thu nhập giảm sút…

Những nghề "ăn theo" lũ thất thu vì nước lũ thấp.

Theo kinh nghiệm dân gian "năm Thìn bão lụt" nên ngay từ đầu mùa lũ, ai cũng chuẩn bị trét lại xuồng, ghe và sắm thêm nhiều lợp, lưới, đú,… để sẵn sàng cho những chuyến mưu sinh mới. Nhưng đến thời điểm này, mực nước lũ ở ĐBSCL so với năm 2011 vẫn rất thấp, khiến nhiều xuồng ghe phải nằm bờ.

Nhiều cánh đồng thuộc các huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp như Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình… đang bạt ngàn những trà lúa vụ 3 xanh rì, chỉ có một số nơi không xây đê bao và xả lũ thì nước mới tràn đồng, do đó, thật hiếm gặp cảnh người dân í ới gọi nhau đi giăng câu, giăng lưới bắt cá trên đồng như mọi năm.

Ông Lê Văn Năm, người sống ven sông Tiền (Thanh Bình) cho biết: "Tưởng sẽ có lũ lớn như năm rồi nên tôi chuẩn bị hơn 600 thước lưới để giăng bắt cá, ai ngờ nước ít quá, cá bắt được còn không đủ ăn, lấy đâu mà bán. Nhà cửa không ngập cũng mừng, nhưng mấy tháng nông nhàn như vầy không bắt được cá thì cũng sống khó lắm!".

Anh Trần Văn Cột ở huyện Thanh Bình có 10 năm trong nghề đặt đú tâm sự: "Cánh đồng thuộc Kênh 2 tháng 9 không có đê bao ngăn lũ nên nước mới ngập sâu. Tôi đầu tư 2 triệu đồng để mua đú, mỗi ngày bắt được hơn chục ký cá linh, giá bán từ 15.000 - 16.000 đồng/kg, tính ra cả ngày cũng có thu gần 200.000 đồng".

Do không có nhiều việc làm trong mùa lũ nên nhiều hộ làm đáy trên sông Sở Thượng (Thường Thới Hậu A - Hồng Ngự) đã phải tìm kế sinh nhai khác, riêng đám thanh niên thì đổ xô đến các khu công nghiệp tìm việc.

Một số người dân ở xã Bình Thạnh (thị xã Hồng Ngự) lại chọn cho mình cách làm ăn mới khi lũ về là hợp tác khai thác thủy sản với người dân Campuchia. Ông Đỗ Văn Sĩ cho biết: "Dựa vào mối quan hệ quen biết nên khi lũ về, tụi tui và những người bạn bên Campuchia đăng ký lô rồi hùn vốn để cùng khai thác, lời lãi chia đôi. Ở Campuchia, do Chính phủ cấm khai thác cá tự nhiên từ tháng 4 đến tháng 7 nên lượng cá ở nước bạn khá nhiều. Tuy phải đi lại vất vả nhưng sau một mùa lũ hợp tác làm ăn như vậy tụi tui cũng kiếm được vài chục triệu đồng".

Theo ông Lê Khương Bình, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, mực nước lũ năm 2012 trên địa bàn tỉnh đạt đỉnh vào giữa tháng 10 với mực nước thấp hơn năm 2011 rất nhiều. Hiện, mực nước trên thượng nguồn sông Mêkông thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ 1,5-2m. Dự báo đỉnh lũ năm nay ở thượng nguồn sông Tiền khu vực các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự sẽ ở mức xấp xỉ báo động 1, thấp hơn năm 2011 khoảng 1m; ở vùng Tháp Mười sẽ là báo động 2; khu vực các huyện phía Nam như Cao Lãnh, Châu Thành sẽ ở mức xấp xỉ báo động 3, thấp hơn đỉnh lũ năm 2011 khoảng 0,2m.

Nguyệt Ánh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 28167

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 742128

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59750451