17:24 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Muốn thoát nghèo, nên chủ động tiếp cận các dịch vụ xã hội

Thứ ba - 13/03/2018 06:56
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, các hộ gia đình ở Tây Ninh cần phải cải thiện cả về thu nhập lẫn cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để thoát nghèo.

Nắm bắt cơ hội làm giàu

Trước khi tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình ông Nguyễn Hồng Hải (huyện Tân Châu) thuộc diện hộ nghèo và không có vốn làm ăn. Hàng ngày, hai vợ chồng ông làm mướn kiếm sống, nuôi 2 con còn trong tuổi ăn học và 1 con còn nhỏ. Năm 2016, ông đã tìm đến Hội Nông dân để trình bày phương án làm ăn và đã được ngân hàng hỗ trợ vay 50 triệu đồng. Từ số vốn ban đầu, ông Hải đã đi mua 3 cặp dê và xây dựng chuồng trại để thả nuôi. Đến nay, đàn dê của ông đã phát triển, tăng lên 22 con.

 muon thoat ngheo, nen chu dong tiep can cac dich vu xa hoi hinh anh 1

     Một lão nông vươn lên làm giàu nhờ nỗ lực trồng rừng suốt 20 năm qua. Ảnh: Nguyên Vỹ

"Người dân vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là chủ thể xây dựng nông thôn. Bên cạnh nỗ lực từ cấp chính quyền, bản thân người dân cũng phải ý thức sâu sắc họ là đối tượng chủ đạo trong xây dựng NTM và vươn lên thoát nghèo”.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc -
Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Tây Ninh

Ngoài tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây, cỏ dại không phải tốn chi phí, gia đình ông còn trồng thêm cỏ sữa để tạo nguồn thức ăn cho dê trong mùa sinh sản. Ông Hải cho biết nếu chăm sóc tốt và giá cả thị trường ổn định, không bao lâu nữa gia đình ông sẽ trở thành hộ có thu nhập khá.

Tại huyện Gò Dầu, ông Trương Anh Dũng cũng là một tấm gương vươn lên làm giàu và tích cực hỗ trợ nông dân. Bắt đầu lập nghiệp chỉ với 3 công đất ruộng, cuộc sống gia đình ông thường xuyên thiếu hụt. Bằng nghị lực và sự mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, sau nhiều năm phấn đấu, đến nay ông đã có cơ ngơi khang trang với 12ha đất cao su, 8 ha đất ruộng. Với mô hình trồng trọt hiện tại, ông thu được hơn 1 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí.

Ngoài làm kinh tế giỏi, ông Dũng cũng luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương và vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Bản thân ông vẫn hỗ trợ vốn không tính lãi mỗi năm cho khoảng 10 hộ gia đình khó khăn (từ 5 - 7 triệu đồng/hộ/năm) để sản xuất. Ngoài ra, ông còn giúp những hộ không có đất canh tác mượn 5ha đất để trồng lúa nước và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho những hộ nghèo ở địa phương.

Còn nhiều hạn chế

Tuy nhiên, số liệu tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Tây Ninh vẫn còn cao. Năm 2017, toàn tỉnh còn 10.289 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương (chiếm tỷ lệ 3.48%), và 4.172 hộ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh (chiếm tỷ lệ 1,41%). Dù giảm 0,7% so với năm 2016, tỷ lệ giảm nghèo năm 2017 vẫn chưa đạt mục tiêu giảm từ 1 – 1,3%/năm do tỉnh đề ra.

UBND tỉnh Tây Ninh đánh giá kết quả thực hiện Chương trình vẫn còn nhiều hạn chế. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, các hộ gia đình cần phải cải thiện cả về thu nhập lẫn cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để thoát nghèo. Nhiều hộ gia đình gặp biến cố, rủi ro trong cuộc sống... cũng là nguyên nhân phát sinh mới hộ nghèo, hộ cận nghèo, tái nghèo, tái cận nghèo.

Theo lãnh đạo Sở LÐTBXH, dựa trên quy định hiện hành, hộ nghèo được Trung ương hỗ trợ nhiều chính sách như tiền điện, bảo hiểm y tế, học phí, chi phí học tập, trợ giúp pháp lý... Trong khi đó, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình chỉ được hỗ trợ một phần chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế, học phí và chi phí học tập.

Do vậy, ngoài các nguyên nhân khách quan, một số hộ nghèo và cận nghèo không muốn thoát nghèo, có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chế độ, chính sách của Nhà nước.

“Những hộ này có thể không nêu hết thu nhập, điều kiện, mức độ sinh hoạt của họ trong quá trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết.

Theo ông Ngọc, tuy có khá nhiều chính sách phát triển nông nghiệp đã ban hành nhưng có một số chính sách chưa phát huy tác dụng, một số chính sách khác mới ban hành chưa tác dụng tích cực cho phát triển sản xuất.

Năm 2018, UBND tỉnh Tây Ninh phấn đấu có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, lũy kế 36/88 đạt mục tiêu. Với 44 xã còn lại, tỉnh đề ra mục tiêu mỗi xã tăng ít nhất 2 tiêu chí so năm 2017. Chương trình giảm nghèo cũng phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,2 – 0,5%. Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh sẽ tiếp tục ban hành chính sách hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là cơ chế về phân bổ vốn, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. 

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 33783

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207470

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58799525