08:00 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mỹ làm điều chưa từng có, cá tra Việt rộng cửa xuất khẩu

Thứ năm - 07/11/2019 07:57
Theo các chuyên gia, việc Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm 31/10 chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cá da trơn của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội cho mặt hàng này chiếm lĩnh được thị trường khó tính bậc nhất thế giới, đồng thời đặt nền tảng đi vào những thị trường khác.

Hành trình 3 năm nỗ lực

Chia sẻ về tin vui này của con cá tra Việt, ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT cho biết, để đạt được kết quả trên, Bộ NNPTNT mất hơn 3 năm nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho hàng triệu hộ nông dân về điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATTP trong toàn bộ quá trình từ sản xuất con giống, nuôi trồng, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu (XK) cá tra vào Mỹ; thực hiện nhiều cuộc đàm phán, đánh giá thực địa hệ thống kiểm soát ATTP trong sản xuất, chế biến, XK cá da trơn Việt Nam.

 my lam dieu chua tung co, ca tra viet rong cua xuat khau hinh anh 1

Chế biến và xuất khẩu cá tra đứng trước cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Mỹ.  Ảnh: TTXVN.

Theo Đạo luật Nông nghiệp 2014 (Farm Bill 2014), được cụ thể hóa bằng Chương trình thanh tra cá da trơn (bộ Siluriformes) của Bộ Nông nghiệp Mỹ ban hành tháng 3/2016 với 18 tháng chuyển tiếp, có hiệu lực từ ngày 1/9/2017, để tiếp tục xuất khẩu cá da trơn (chủ yếu là cá tra) vào Mỹ, Việt Nam phải xây dựng và tổ chức hệ thống kiểm soát ATTP tương đương với Mỹ về 3 nhóm tiêu chí. Thứ nhất, hệ thống pháp luật trong kiểm soát chất lượng, ATTP. Thứ hai, năng lực thực thi pháp luật của cơ quan thẩm quyền. Thứ ba là điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATTP trong toàn bộ quá trình từ sản xuất con giống, nuôi trồng, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu cá tra vào Mỹ.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) thông tin, Đạo luật Nông nghiệp 2014 (Farm Bill 2014) được cụ thể hóa bằng Chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ ban hành tháng 3/2016 với 18 tháng chuyển tiếp có hiệu lực từ ngày 1/9/2017.

Theo đó, để tiếp tục XK cá da trơn (chủ yếu là cá tra) vào Mỹ, Việt Nam phải xây dựng và tổ chức hệ thống kiểm soát ATTP tương đương với Mỹ về 3 nhóm tiêu chí gồm: Hệ thống pháp luật trong kiểm soát chất lượng, ATTP; năng lực thực thi pháp luật của cơ quan thẩm quyền; điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATTP trong toàn bộ quá trình từ sản xuất con giống, nuôi trồng, vận chuyển, sơ chế, chế biến, XK cá tra vào Mỹ.

Ngoài hoàn thiện những điều kiện trên, Bộ NNPTNT còn hoàn tất hồ sơ đăng ký, chủ trì cùng các bộ ngành đàm phán với phía Mỹ để công nhận tương đương về hệ thống pháp luật vào tháng 2/2018. Tháng 5/2018, 5 chuyên gia của Đoàn thanh tra của Cơ quan thanh tra ATTP (FSIS) Bộ Nông nghiệp Mỹ sang đánh giá thực địa và ghi nhận việc thực thi hệ thống kiểm soát ATTP trong sản xuất, chế biến, XK cá da trơn Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các quy định của Mỹ. Đến tháng 9/2018, FSIS đã công bố dự thảo công nhận hệ thống của Việt Nam để xin ý kiến công chúng.

“Điều đáng mừng là kết quả ý kiến ủng hộ của công chúng đối với Việt Nam đạt mức cao nhất (80%) so với tỷ lệ ủng hộ dành cho Trung Quốc (57%) và Thái Lan (40%). Hệ thống kiểm soát ATTP của Mỹ là hệ thống khắt khe nhất thế giới, thậm chí chúng tôi còn đánh giá khắt khe hơn cả khối châu Âu. Nhưng cuối cùng, Mỹ cũng đã chính thức công nhận hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam tương đương với họ” - ông Tiệp nhấn mạnh.

Thúc đẩy xuất khẩu

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, Mỹ là thị trường lớn, khó tính nhất về ATTP. Việc được Mỹ công nhận tương đương là điều kiện quan trọng giúp thúc đẩy XK cá tra vào Mỹ nhiều hơn.

Theo ông Tiến, để ngành sản xuất cá tra theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến được như hôm nay không phải đơn giản, nhưng chúng ta đã làm được. Chúng ta đã đạt tương đương với các nước tiên tiến. “Chúng tôi tin tưởng ngành hàng này sánh ngang với cường quốc” - ông Phùng Đức Tiến nói.

Phân tích rõ những cơ hội mở ra tại thị trường Mỹ cho XK cá tra, ông Nguyễn Như Tiệp cho rằng, việc Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam XK sang Mỹ khẳng định năng lực kiểm soát chất lượng, ATTP chuỗi sản xuất, chế biến XK cá tra của Việt Nam đã đáp ứng một trong những yêu cầu khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường XK không chỉ Mỹ, mà còn ở các thị trường khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã được bổ sung thêm doanh nghiệp đăng ký XK cá tra vào Mỹ (hiện nay là 13 doanh nghiệp) và quan trọng hơn là tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu Mỹ. Sắp tới sẽ có 4 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu cá tra vào Mỹ với thuế suất 0%. Việc này sẽ đẩy mạnh kim ngạch XK cá tra vào thị trường này trong những tháng cuối năm 2019.

“Đáp ứng yêu cầu công nhận tương đương của Mỹ sẽ góp phần chuyển mạnh ngành nuôi cá tra từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn trên cơ sở kiểm soát có hệ thống từ con giống đến sản phẩm cuối cùng, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản” - ông Tiệp nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Tiệp cũng cho biết, Mỹ nhập khẩu cá tra chủ yếu từ Việt Nam, trong khi lượng cá tra của Trung Quốc và Thái Lan XK vào Mỹ chưa nhiều. Chưa kể, cá tra Việt Nam thịt trắng, hương vị thơm, ít xương nên được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng.

Đáng chú ý, nếu như nhiều năm trước, cá tra Việt luôn giữ thế “một mình một chợ” thì nay, cục diện đã thay đổi. Không ít quốc gia đã đẩy mạnh nuôi cá tra, thậm chí có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” trên thị trường XK quốc tế trong thời gian tới.

Bộ NNPTNT chỉ rõ: Theo thống kê, hiện, Việt Nam có sản lượng cá tra 1,3 triệu tấn, Ấn Độ cũng đã có 650.000 tấn, Bangladesh có 450.000 tấn, Indonesia có 110.000 tấn. Thậm chí, Trung Quốc - thị trường XK cá tra hàng đầu của Việt Nam cũng đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra ở Hải Nam. Sản phẩm cá tra của các nước này đã tham gia vào thị trường XK.

Mặc dù hiện chỉ đang chiếm thị phần nhỏ, nhưng việc các quốc gia này đầu tư tăng sản lượng nuôi sẽ là yếu tố cạnh tranh quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là ngành cá tra phải thay đổi theo hướng tích cực, cải thiện từ nuôi, chế biến, XK, tổ chức sản xuất, chế biến gắn kết chặt chẽ với phát triển thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Trước thực tế này, ông Trần Đình Luân nhìn nhận, với ngành cá tra, hệ thống kiểm soát nhà máy của Việt Nam đã được Mỹ công nhận nên chúng ta tự tin là năng lực đi trước so với các nước khác rất nhiều. “Thời gian qua, toàn ngành thủy sản đã tái cơ cấu, đẩy mạnh chế biến, tăng giá trị gia tăng. Hiện, Việt Nam có gần 100 sản phẩm chế biến từ cá tra. Chúng ta đã chủ động đi trước một bước, tránh bị cạnh tranh bởi các sản phẩm thông thường” - ông Luân cho hay.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường:

Ngành cá tra còn nhiều dư địa phát triển

Ngành cá tra với diện tích nuôi khoảng 5.000ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1,8 tỷ USD và còn nhiều tiềm năng, dư địa phát triển.
Theo thống kê, cá tra Việt Nam đang giữ ngôi vương thế giới cả về sản xuất lẫn xuất khẩu. Sản lượng cá tra Việt Nam là 1,3 triệu tấn, trong khi của Ấn Độ là 650.000 tấn, Bangladesh là 450.000 tấn, Indonesia là 110.000 tấn. Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra.
Tuy nhiên, ngành cá tra Việt Nam vẫn còn một số điểm chưa yên tâm, đó là một số khâu còn yếu, liên kết chuỗi giá trị chưa chặt chẽ, tính cạnh tranh chưa cao... Do đó, yêu cầu các địa phương phát triển mặt hàng cá tra cần xem khâu giống là khâu “yết hầu”.
Cùng với đó, phải tăng cường sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, gia tăng giá trị... tận dụng tốt lợi thế từ việc Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu để phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

P.V (ghi)

Theo Anh Thơ/danviet.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 246


Hôm nayHôm nay : 40199

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 803401

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59811724