06:27 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những khía cạnh đáng chú ý từ FDI 10 tháng

Thứ bảy - 27/10/2012 03:49
Lượng vốn FDI đăng ký bổ sung của những dự án đã thực hiện tăng 12,3%. Đây là tốc độ tăng khá, chứng tỏ các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam đã nhận ra được triển vọng đầu tư tại thị trường này…
 

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 tháng năm 2012 như sau:

 

FDI 10 THÁNG 2012 (tỷ USD) - Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH và ĐT)

 

FDI trong 10 tháng 2012 được nhận diện trên một số mặt như sau.

Thứ nhất, lượng vốn đầu tư đăng ký mới giảm 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này có nguyên nhân chủ yếu chủ yếu từ diễn biến của tình hình kinh tế- tài chính thế giới, cộng hưởng với những khó khăn, thách thức của kinh tế trong nước.

Thứ hai, lượng vốn đăng ký bổ sung của những dự án đã thực hiện tăng 12,3%. Đây là tốc độ tăng khá, chứng tỏ các nhà đầu tư đã làm ăn ở Việt Nam đã nhận ra được triển vọng đầu tư tại Việt Nam để tăng thêm một lượng vốn khá lớn như vậy. Đây là một trong những điểm nhấn về FDI trong năm nay. Chính nhờ sự tăng lên của lượng vốn đăng ký bổ sung đã góp phần kiềm chế bớt sự sụt giảm tốc độ tăng của tổng lượng vốn đăng ký 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước (chỉ còn giảm 24,7%).

Thứ ba, lượng vốn đăng ký tuy giảm sâu, nhưng lượng vốn thực hiện chỉ giảm rất nhẹ so với cùng kỳ năm trước (giảm 1,1%). Đây là tín hiệu khả quan để cả năm có thể đạt xấp xỉ 11 tỷ USD, tương đương với 4 năm trước. Đây là một kết quả tích cực góp phần làm cho cán cân vốn tài chính có số dư và góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng hợp, làm tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá.

Thứ tư, với lượng đăng ký 10 tháng qua đã đưa tổng lượng vốn FDI đăng ký từ 1988 đến nay đạt 240,4 tỷ USD, lượng vốn thực hiện đạt gần 98 tỷ USD.

Thứ năm, lượng vốn đăng ký 10 tháng năm 2012 được phân theo đối tác, địa bàn, nhóm ngành đầu tư như sau.

Về đối tác, 10 tháng qua đã có 52 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Cao nhất là Nhật Bản 4,92 tỷ USD, chiếm 46,9%; tiếp đến là Hàn Quốc 936,7 triệu USD, Samoa 899,8 triệu USD, Singapore 675,4 triệu USD.

Tính từ năm 1988 đến nay, có 21 nước và vùng lãnh thổ có lượng vốn đăng ký còn hiệu lực đạt từ 1 tỷ USD trở lên (Nhật Bản cao nhất đạt trên 29,3 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc trên 24,6 tỷ USD, Đài Loan trên 23,7 tỷ USD…).

Về địa bàn, trong 10 tháng qua đứng đầu là Bình Dương với 2,17 tỷ USD, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 1,12 tỷ USD, Hải Phòng 1,08 tỷ USD,…

Tính chung từ 1988 đến nay, cả nước có 25 địa bàn đạt 1 tỷ USD. Đứng đầu là TP Hồ Chí Minh trên 33,1 tỷ USD, tiếp đến là Bà Rịa- Vũng Tàu trên 26 tỷ USD, Hà Nội trên 23,7 tỷ USD, Đồng Nai gần 19 tỷ USD, Bình Dương trên 17,6 tỷ USD…

Theo nhóm ngành kinh tế, 10 tháng 2012 tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến với 6,9 tỷ USD, chiếm 2/3 tổng lượng vốn đăng ký, tiếp đến là bất động sản 1,84 tỷ USD, bán buônb án lẻ sửa chữa với 455,8 triệu đồng.

Tính từ 1988 đến nay, tổng vốn đăng ký vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản đạt khoảng 3,3 tỷ USD, chiếm 1,4%. Nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 128 tỷ USD, chiếm 53,2%, trong đó ngành công nghiệp đạt khoảng 118 tỷ USD, chiếm 48,9% tổng số (riêng công nghiệp chế biến khoảng 102 tỷ USD, chiếm 42,3%). Nhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 109,1 tỷ USD, chiếm khoảng 45,4%, trong đó bất động sản 49,82 tỷ USD, chiếm 23,93%.

Thứ sáu, khu vực doanh nghiệp FDI (kể cả dầu khí) trong 10 tháng 2012 đã đạt kim ngạch xuất khẩu chiếm 62,25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 32,2%, cao hơn gấp rưỡi tốc độ tăng chung.

Nhập khẩu của khu vực này chiếm 52,43% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước và tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Các con số này đều thấp hơn của xuất khẩu, nên khu vực này đã xuất siêu, nhờ đó cả nước 10 tháng chỉ nhập siêu khaỏng 0,4 tỷ USD.

Điều quan trọng, khi lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô dần ổn định, môi trường kinh doanh bớt khó khăn, sẽ tạo điều kiện để thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và quan trọng hơn là đẩy mạnh việc giải ngân để đưa các dự án vào thực hiện.

Minh Ngọc
Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 33908

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207595

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58799650