01:42 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản nội thua trên “sân nhà”?

Thứ hai - 08/10/2012 09:11
Trừ một số mặt hàng có thế mạnh về xuất khẩu, có vị trí trên thị trường thế giới, còn nhiều loại rau, củ, quả của nước ta không thể cạnh tranh được với hàng nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc. Thực tế này tồn tại đã lâu, khiến cả nông dân lẫn doanh nghiệp vô cùng vất vả, trong khi ngành chức năng vẫn chưa tìm ra biện pháp tháo gỡ hiệu quả.

Người tiêu dùng rấn khó phân biệt đâu là rau, củ, quả sản xuất tại VN hay TQ.

Bài 1: Đâu là nguyên nhân

Nếu “vào vai” bà nội trợ, ra chợ mua đồ ăn cho gia đình, bạn sẽ bị choáng ngợp vì có quá nhiều loại rau, củ không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khó có thể phân biệt đâu là của Trung Quốc, đâu là của Lâm Đồng, Hưng Yên, Hải Dương,… Ngay cả thương lái cũng không thể nắm được nguồn gốc xuất xứ của đa số nông sản.

Nội ngoại lẫn lộn

Khoảng 4 giờ 30 phút sáng, tôi có mặt tại khu vực chuyên kinh doanh rau, củ, quả của chợ đầu mối nông sản Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội). Dù không phải là chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội nhưng quy mô hàng hóa và mật độ xe cộ ra vào chở hàng tại đây cũng đủ khiến tôi thấy… ngợp. Ngay cổng chính, hàng chục chiếc ô tô tải cỡ trung đang xếp thành hàng dài chờ bốc dỡ rau, củ; cạnh đó là dăm, bảy chục chiếc xe máy hàng chất cao hơn người nối đuôi nhau đổ về các chợ dân sinh; trong chợ, cảnh mua - bán hết sức nhộn nhịp. Thế mới biết nhu cầu tiêu thụ rau, củ, nông sản của Hà Nội lớn đến mức nào…

Tại đại lý rau, củ Thương Trọng – cửa hàng lớn nhất ở chợ đầu mối nông sản Văn Quán, bà Nguyễn Thị Thương, chủ đại lý luôn tay ghi chép số lượng và thống nhất giá cả với khách hàng. Các mặt hàng chủ yếu gồm: bí đỏ, bí xanh, hành tây, khoai sọ, ớt xanh, cải bắp... Bà chủ không thể tiếp chuyện tôi vì quá bận rộn, nên “ủy quyền” cho một nhân viên mà bà giới thiệu là có thể cung cấp đầy đủ thông tin, Nguyễn Văn Tuấn. Tuấn cho biết: “Tổng khối lượng các loại rau, củ, quả nhập và xuất trong ngày khoảng 5 tấn, trong đó nhiều nhất là bí đỏ và cải bắp, chiếm tới 50% khối lượng”.

Về nguồn gốc hàng hóa, Tuấn thừa nhận, chỉ một số lượng nhỏ bí đỏ được mua tại Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) và Ba Vì (Hà Nội); cải bắp cũng một phần được thu mua tại Ninh Giang (Hải Dương), còn đa số rau, củ do lái buôn đưa từ biên giới phía Bắc về.

“Người tiêu dùng bình thường rất khó phân biệt được đâu là rau, củ trong nước, đâu là hàng Trung Quốc, vì nhìn chúng không khác nhau là mấy. Ngay chúng tôi, mở đại lý gần chục năm, nếu không tinh mắt cũng không thể phân biệt được. Nhìn bên ngoài, nếu để ý kỹ thì quả bí của ta vỏ sần hơn, trọng lượng nhỏ hơn bí Trung Quốc; cải bắp của ta không cuộn chắc cứng như rau Trung Quốc mà cầm thấy xốp hơn, nhẹ hơn. Tuy nhiên, trong một kiện hàng nặng hàng tạ, chẳng ai có thời gian ngồi xem từng món rau, củ để kiểm tra. Hàng được đưa đến khoảng 1 giờ sáng, chúng tôi phải lập tức thu nhận, đóng bì để đến 3 giờ, các mối quen bắt đầu nhận hàng”, Tuấn vừa luôn tay bấm ghim đóng các thùng ớt xanh, vừa trò chuyện.

Ngoài đại lý Thương Trọng, tại chợ đầu mối nông sản Văn Quán còn có hàng chục đại lý khác cũng đang kinh doanh nông sản như Hiền Hà, Thuấn Nga, Lai Ngọc…, chủ yếu là bí, khoai, hành - tỏi khô, ớt xanh, nấm,… Khi được hỏi về nguồn gốc nông sản, đa số chủ cửa hàng tỏ thái độ khó chịu và không muốn trả lời; có người tiếp chuyện nhưng thái độ rất dè chừng và đề phòng.

Nhiều người khẳng định, các mặt hàng nông sản được thu mua từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có cả cải tím, bắp cải, ớt xanh của Đà Lạt (Lâm Đồng). Tuy nhiên, một số khác lại tiết lộ, chẳng “dại” gì mua hàng xa xôi như vậy vì hàng từ biên giới phía Bắc chuyển về giá rất cạnh tranh, lại luôn tươi ngon, thu hút khách hàng.

Rau củ ngoại “sống khỏe”

Đó là khẳng định của thương lái tên N.. Anh này cho biết, nếu nhìn bề ngoài, rau, củ của Trung Quốc luôn tươi ngon và có màu sắc bắt mắt. Quan trọng nhất là rau, củ Trung Quốc thường rẻ hơn rau nội. Ví dụ, mướp đắng ta khi bán đến tay người tiêu dùng có giá khoảng 12.000 đồng/kg, trong khi mướp Trung Quốc chỉ 7.000 đồng/kg; bí đỏ ta 11.000 đồng/kg, bí Trung Quốc khoảng 8.000 đồng/kg. Sự chênh lệch về giá khiến hàng Trung Quốc luôn là lựa chọn của các bà nội trợ.

Đặc biệt, trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, hầu như gia đình nào cũng phải cân đối và thắt chặt chi tiêu để đảm bảo các khoản tiêu dùng khác thì việc tiết kiệm được vài chục ngàn đồng/lần đi chợ rất có ý nghĩa. Đó cũng là lý do vì sao rau, củ ngoại không cần phải vào cuộc cạnh tranh gay gắt mà vẫn sống khỏe trên “sân khách”. Tuy nhiên, thực tế này đang gây muôn vàn khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp trong nước. 

 

Nhiều mặt hàng nông sản tại chợ đầu mối Văn Quán có xuất xử từ TQ.


Bà Phạm Thị Hòa, nông dân trồng rau ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, với 0,5ha rau màu, trước đây gia đình sống khỏe vì thương lái từ các chợ dân sinh trên địa bàn TP.Hà Nội về tận nhà đặt hàng thu mua. Bà cũng thường trồng các loại rau truyền thống như cải bắp, cải mơ, cải ngọt, các loại rau thơm, hành lá…, nhưng mấy năm nay, phải chuyển một phần diện tích sang trồng hoa, phần còn lại trồng rau gia vị. Lý do là vì thương lái không thu mua rau của bà nữa bởi giá bán cao hơn rau, củ lấy từ các chợ đầu mối quanh Hà Nội. Ngay cả lời quảng cáo rau sạch của bà cũng không được quan tâm vì theo thương lái, lợi nhuận vẫn là ưu tiên số 1.

 

Chị Lê Thị Nga, tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối nông sản Văn Quán cho biết: “Mấy năm nay, cửa hàng chúng tôi thường thu mua rau, củ của nông dân xã Cao Thành(Ứng Hòa - Hà Nội). So với các loại rau, củ khác bán tại chợ này, hàng của tôi luôn đắt hơn vài giá. Ví dụ, cà chua hàng khác bán 12.000 đồng/kg, tôi bán 15.000 đồng/kg, rau muống 4.000 đồng/bó, đắt hơn 1.500 đồng so với mặt bằng chung,… Dù đắt nhưng tôi vẫn có lượng khách quen nhất định. Có khách hàng gần 4 năm nay chỉ mua rau, củ tại hàng tôi, đơn giản họ biết đây là rau, củ được trồng tại các vùng ngoại thành, không lo ngại về dư lượng hóa chất hay chất kích thích, bảo quản… như rau, củ Trung Quốc. Từ khi truyền hình đưa tin nhiều loại rau, củ, quả Trung Quốc chứa chất bảo quản gây ung thư được bán tràn lan, tôi càng đắt hàng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, so với các cửa hàng khác, lượng hàng mà tôi bán ra trong ngày chỉ bằng một nửa. Lý do rất đơn giản: giá rẻ hơn thì cạnh tranh hơn”.

Tại sao các loại rau, củ, quả trong nước không thể cạnh tranh với nông sản nhập khẩu theo đường tiểu ngạch của Trung Quốc? Dù theo lời thương lái, giá cả là một phần nguyên nhân, nhưng chắc chắn nguyên nhân này không thể đánh bại tất cả. Bởi trên thực tế, có những ruộng rau bắp cải ở các huyện Ninh Giang, Thanh Miện của Hải Dương, vào mùa thu hoạch rộ, bà con chỉ bán với giá vài trăm đồng/kg, song thương lái cũng không đoái hoài. Như vậy, câu chuyện còn có nguyên nhân sâu xa hơn và đương nhiên là chỉ các ban, ngành liên quan mới có đủ tầm giải quyết, đó là khâu cung ứng, phân phối hàng. Trong khi chờ đợi các ngành chức năng với phản ứng có phần chừng mực, kém nhạy bén thì hàng chục năm nay, nông dân Việt Nam vẫn phải trải qua nhiều vụ mùa mà nước mắt nhiều hơn nụ cười bởi tình trạng được mùa mất giá hoặc ngược lại. Nhiều nông sản giá bán không đủ chi phí đầu vào…

Chừng nào “vấn nạn” rau, củ nhập lậu còn “lấn sân” hàng nội, chừng ấy nông dân còn khốn khó. 

 

Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau, củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, phát hiện 3 mẫu trái cây, rau, củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.

Theo đại diện Ban quản lý chợ Long Biên (Hà Nội), thời gian gần đây rau, củ, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc như bắp cải, cải thảo, nho, táo, lê, lựu... đổ về chợ giảm mạnh. Lý do: các loại này đều có mặt trong danh sách “đen” về chất lượng, đã bị cơ quan chức năng cảnh báo. Hiện, tính riêng mặt hàng hoa quả về chợ mỗi đêm giảm còn 80-100 tấn, trong đó hàng từ Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 40% trên tổng lượng hoa quả về chợ, giảm 30% so với trước. Đặc biệt, các mặt hàng nho, táo, lê... về chợ giảm mạnh.

Bài 2: Chịu thua hay quyết đấu?

 

Quỳnh Chi

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 21189

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 991597

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59999920