13:57 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

PTT Vương Đình Huệ: Bộ NNPTNT làm nhanh, làm tốt nhất tái cơ cấu

Thứ ba - 22/05/2018 06:06
Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 trong sáng nay 22/5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ mong muốn lắng nghe các ý kiến đánh giá, phân tích rõ hơn về thuận lợi, khó khăn để điều hành nền kinh tế đi đúng hướng hơn.

Phát biểu góp ý tại Tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, đại biểu (ĐB) Tống Thanh Bình (đoàn Lai Châu) nêu thực tế tình trạng dư thừa rau củ quả ở một số địa phương vẫn thường xuyên diễn ra, nông dân không tiêu thụ được nên bị thua lỗ, dẫn tới phải hô hào, kêu gọi giải cứu nông sản như dưa hấu, su hào, ớt…

Tình trạng này không phải mới xảy ra mà đã có từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Điều đó cho thấy chưa thấy có sự liên kết sản xuất chặt chẽ, dự báo thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu; các khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn rất yếu kém. 

 ptt vuong dinh hue: bo nnptnt lam nhanh, lam tot nhat tai co cau hinh anh 1

ĐB Trần Đăng Ninh (đoàn ĐB Hoà Bình) phát biểu thảo luận tại tổ về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Ảnh: M.H

"Sản xuất thì đánh giá là đúng quy hoạch, đúng yêu cầu tổ chức sản xuất nhưng mỗi khi xảy ra tình trạng được mùa mất giá, hoặc dư thừa nông sản lại nói đã có khuyến cáo, đổ lỗi cho người dân nuôi trồng ồ ạt. Tư duy điều hành của chúng ta vẫn nặng về sản xuất, chưa đầu tư đúng mức cho khâu thị trường, chế biến sau thu hoạch" - ĐB Tống Thanh Bình nói.

Tương tự, một số ĐB khác cũng nhận định mặc dù những năm qua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản liên tục tăng, kim ngạch năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng giá cả các loại nông sản rất bất ổn. Đơn cử như giá tiêu hiện nay chỉ còn 57.000-60.000 đồng/kg, trong khi thời điểm cao nhất lên tới 200.000 đồng/kg; cà phê, cao su cũng liên tục giảm giá. Nhiều người dân ở khu vực Tây Nguyên đang có dư nợ rất lớn.

Do đó, các ĐB đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình kinh tế - xã hội tại Tây Nguyên, vì đời sống bà con nông dân ở đây hầu hết đều trồng các cây công nghiệp tỉ đô như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè... Nếu không ổn định tình hình sản xuất tại khu vực này, e sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bà con.

Đại biểu đoàn Cần Thơ cũng nhấn mạnh: Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay, bà con nông dân rất cần có giải pháp thiết thực, hiệu quả của Chính phủ nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất ổn định, chủ động hơn để hạn chế tình trạng được mùa mất giá.

Phát biểu tại Tổ về các vấn đề trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (ĐB Quốc hội đoàn Hà Tĩnh) nhận định, về nông nghiệp trước đây mỗi năm tốc độ tăng trưởng trung bình 3,7% thì dễ nhưng nay đã gần như "hết cỡ" rồi, do đó phải có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu. 4 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng ngành đã tăng 4% - điều đó là kết quả của việc thực hiện tái cơ cấu tốt hơn bền vững hơn, chuyển đổi tốt hơn. Hiện nay, Bộ NN&PTNT là đơn vị làm nhanh và tốt nhất đề án tái cơ cấu.

 ptt vuong dinh hue: bo nnptnt lam nhanh, lam tot nhat tai co cau hinh anh 2

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh) phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyển biến trong khu vực nông nghiệp ngày càng rõ nét, ngay ĐBSCL không còn khái niện theo từng tỉnh nữa mà theo vùng nước mặn, nước ngọt, nước lợ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, theo đó nhiều diện tích lúa đã chuyển sang nuôi thuỷ sản hoặc 1 vụ tôm - 1 vụ lúa nên giá trị thu nhập/ha tăng lên mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, ngoài thực hiện tái cơ cấu, trong thời gian qua chúng ta còn ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển khu vực tam nông. 

Trong quý I/2018, Thủ tướng đã ban hành Nghị định (NĐ) 58 thay thế NĐ 210 thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và đang đề xuất Quốc hội ban hành Luật riêng về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, do đó trong năm 2017, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tăng rất nhanh, hiện đạt 11.000/500.000 doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực.

Hiện chúng ta cũng đã ban hành 2 đề án rất quan trọng, đó là đề án phát triển 15.000 hợp tác xã và đề án Mỗi làng 1 sản phẩm (OCOP), 2 đề án này đều đang được triển khai rất mạnh mẽ.

Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng, để góp phần phát triển sản xuất ổn định, hạn chế tình trạng dư thừa nông sản, Chính phủ đã có nhiều giải pháp thu hút các DN tham gia vào lĩnh vực chế biến, xây các nhà máy chế biến nông sản, chợ đầu mối tiêu thụ.

"Hiện đã có một DN sẽ xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến củ cải với một số sản phẩm như kim chi. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, chúng ta cũng đang xây dựng một loạt nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt heo, thịt gia cầm. Với giải pháp kiềm chế tăng đàn, giảm đàn nái, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá heo hơi đã tăng trưởng khá tốt, giúp nông dân thoát cảnh thua lỗ" - Phó Thủ tướng nói.

 ptt vuong dinh hue: bo nnptnt lam nhanh, lam tot nhat tai co cau hinh anh 3

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nhờ các giải pháp siết chặt tăng đàn, giảm đàn nái mà từ đầu tháng 4 đến nay, giá heo hơi liên tục tăng cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Trong ảnh: Thương lái vận chuyển heo mảnh tới chợ đầu mối Hóc Môn để tiêu thụ. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá rất cao về kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) khi người nông dân đã được hưởng nhiều thành quả, chương trình có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

"Chúng tôi mới đi thăm tỉnh Nam Định và được biết, tỉnh này đã có 200/209 xã đạt chuẩn NTM và đang hướng tới tỉnh đầu tiên hoàn thành xây dựng NTM. Hiện nay, thu nhập người nông dân Nam Định so với năm 2010 tăng 3 lần, trong khi bình quân cả nước tăng gần 2 lần, khoảng cách thu nhập của người dân thành phố và nông thôn ở đây rất thấp. Chúng ta đang phấn đấu tới cuối năm nay cả nước sẽ có khoảng 38,8% số xã đạt chuẩn NTM và 52 huyện chuẩn NTM. Để làm được điều này, các địa phương đang có những giải pháp vô cùng quyết liệt; tập trung chuyển sang xây dựng các tiêu chí chất lượng cao, xã NTM kiểu mẫu" - Phó Thủ tướng cho biết. 

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 715883

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59724206