20:05 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phải hiểu nông dân cần gì?

Thứ bảy - 17/11/2012 08:40
"Gia đình hội viên nông dân ấm no hạnh phúc, con em họ được tới trường là mục tiêu của những người làm công tác nông vận chúng tôi" - ông Nguyễn Thế Chức - Chủ tịch Hội ND xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, chia sẻ.

 

Về Văn Hội, chúng tôi may mắn được tham gia lớp dạy nghề nuôi trồng thủy sản do Hội ND xã tổ chức. Lớp trưởng lớp học chính là ông Chủ tịch Hội ND xã và vườn cây, ao cá của gia đình ông điểm thực hành của học viên.

Ông Chức thực hành kiến thức học ở lớp nuôi trồng thủy sản.

Cùng bà con làm giàu

Lúc chúng tôi đến, ông Chức đang cùng học viên trong lớp thực hành kiểm tra nước trong ao xem có đảm bảo cho cá phát triển hay không. Ông xuống ao múc nước lên, xử lý theo đúng các thao tác mà mình đã được học cho bà con xem. Ông bảo, những ao cá rộng mênh mông này trước đây là ruộng ngập úng. Cách đây 5 năm Văn Hội vẫn là xã nghèo, bởi đồng đất ở đây chủ yếu là vùng chiêm trũng, năng suất lúa bấp bênh. Từ khi bà con chuyển sang nuôi cá, thu nhập của ND tăng đáng kể.

Một trong những hộ nuôi thủy sản lớn trong xã-anh Nguyễn Đức Quỷnh, ở thôn Vân Hội cho biết: "Trước đây toàn bộ khu vực ao rộng 9.000m2 xung quanh nhà tôi là ruộng lúa. Từ khi Hội ND xã, đứng đầu là ông Nguyễn Thế Chức hướng dẫn bà con trong xã chuyển đổi đất ruộng sang đào ao, thả cá, gia đình tôi đã có của ăn của để, con cái được học hành đầy đủ.

Nói thật, ban đầu vay vốn về đào ao tôi cũng lo lắm, vì mình chưa có kiến thức gì về nuôi thủy sản, nhưng ông Chức tới tận nhà động viên chúng tôi tham gia lớp học tập huấn về chăn nuôi thủy sản, sau khi tham gia lớp học tôi tự tin đào ao nuôi cá". Mỗi năm anh Quỷnh thu 2 vụ khoảng 200 tấn cá, trừ chi phí anh vẫn còn gần 500 triệu đồng.

Ông Chức cho biết: "Nuôi thủy sản ở Văn Hội có từ mấy chục năm trước, nhưng chỉ cung cấp cho người dân trong xã. Thấy địa phương phù hợp với nuôi trồng thủy sản hơn trồng lúa, Hội ND xã vận động hội viên ND chuyển đổi ruộng chiêm trũng sang nuôi cá và được bà con ủng hộ. Nghề nuôi cá phát triển mạnh 7 năm trở lại đây, hiện xã có 37ha đồng chiêm trũng được chuyển thành ao cá với 47 hộ nuôi, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 2.000 tấn cá".

Theo ông Chức, nuôi thủy sản nếu thời tiết thuận lợi thì 1 vụ lợi nhuận bằng trồng 5 sào lúa. Từ khi nuôi cá, thu nhập của ND được cải thiện rõ rệt. Năm 2002 thu nhập bình quân đầu người trong xã là 2 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 9,6 triệu đồng. Năm nay xã chưa thống kê, nhưng không dưới con số này.

Hiểu nông dân cần gì

Hỏi về những kỷ niệm vui buồn trong công việc, ông Chức bảo, đến nay ông đã có 15 năm trong cương vị Chủ tịch Hội ND. Năm 1997, khi ông mới nhận chức, hầu hết ND không thiết tha với Hội. Họ nói, lo kiếm miếng ăn còn chưa xong nữa là tham gia hội hè.

Ông Chức tâm sự:

“Làm công tác vận động ND phải có nhiệt huyết, có kiến thức khoa học kỹ thuật, hiểu ND cần gì... thì mới giúp được họ thiết thực”.

“Tôi phải cùng các cán bộ hội đến từng gia đình giải thích, thuyết phục vào Hội sẽ được giúp vay vốn để sản xuất, được tham gia tập huấn kỹ thuật, được đi tham quan các mô hình làm ăn giỏi, được thăm hỏi lúc vui, buồn...”- ông Chức tâm sự.

Mưa dầm thấm lâu, từ chỗ cả xã chỉ có vài chục hội viên đến nay đã tăng lên 1.100 hội viên. Hiện ông Chức đang làm tổ trưởng tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NNPTNT. Tổng dư nợ của các hộ ND qua kênh Hội với Ngân hàng NNPTNT là 7 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội là 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, quỹ hội cũng có hơn 80 triệu đồng để hỗ trợ một phần vốn cho các họ nghèo phát triển sản xuất. Không những được giúp vốn, Hội còn phân công các hộ làm ăn giỏi giúp hộ nghèo...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237


Hôm nayHôm nay : 53472

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1273301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58865356