23:04 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển vùng chuyên canh cây có múi tại Bình Dương

Thứ năm - 09/11/2017 17:08
Với điều kiện tự nhiên thích hợp, bên cạnh dòng Sông Bé và sông Đồng Nai thuận lợi trong việc tưới tiêu, chỉ trong thời gian ngắn, diện tích cây có múi ở huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) tăng nhanh tạo thành vùng chuyên canh. Để nâng cao giá trị, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, tỉnh Bình Dương đã có nhiều chính sách hỗ trợ và giải pháp thiết thực nhằm giúp vùng chuyên canh cây có múi phát triển bền vững.

Bưởi Bắc Tân Uyên (Bình Dương) được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

 

Diện tích tăng nhanh

Chúng tôi đến huyện mới Bắc Tân Uyên để tìm hiểu quá trình chuyển đổi mô hình nông nghiệp. Ở đây, những vườn bưởi, cam, chanh, quýt trĩu quả, phủ xanh bạt ngàn đã thay thế những ruộng mía, ruộng mì kém hiệu quả kinh tế ngày nào. Anh Lâm Thành Thanh, ở ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, mới gần 40 tuổi, sở hữu vườn cam rộng gần 20 ha, trị giá hàng chục tỷ đồng. Anh Thanh cho biết, tất cả hệ thống tưới tiêu đều ứng dụng công nghệ tự động, vừa bảo đảm đủ dinh dưỡng cho cây, vừa tiết kiệm công lao động. Trung bình, vườn cam có năng suất hơn 50 tấn/ha/năm, sau khi trừ các chi phí, thu lãi 500 triệu đồng/ha.

Trang trại cam sạch VietGAP của ông Lâm Thành Thương lớn nhất vùng cây có múi, có diện tích 100 ha; trong đó, 70 ha cam sành và 30 ha quýt đang cho thu hoạch với giá trị đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Với việc ứng dụng mô hình VietGAP vào quy trình sản xuất, năng suất trung bình đạt hơn 50 tấn/ha; mỗi năm, trang trại đem đến lợi nhuận hàng chục tỷ đồng. Ông Thương cho biết, với phương pháp dùng tấm bạt ni-lon phủ lên gốc cam, người trồng chủ động kiểm soát nguồn nước tưới và bón phân, cây cho trái theo ý muốn, nhất là trái trái mùa. Nhờ vậy, nhiều khách hàng đã đặt hàng trang trại hàng chục công-ten-nơ trong từng thời điểm khác nhau của năm. Trái cây trang trại bán được giá cao, không sợ được mùa mất giá.

Thấy được hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân ở huyện Bắc Tân Uyên mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái có múi. Bên cạnh cây cam sành, cây bưởi cũng được người dân trồng nhiều. Tại ấp 2, xã Thường Tân, ông Phùng Văn Bon cho biết, với 5.000m2 đất, trước đây, gia đình ông trồng các loại hoa màu và trồng mía nhưng hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập bấp bênh. Gần đây, được sự khuyến khích của địa phương về chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ 50% giá cây giống và Trung tâm Khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, ông chuyển sang trồng bưởi da xanh. Với 70 gốc bưởi, hiện nay, hằng năm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp hơn 10 lần cây lúa, cây mì.

Ngoài những hộ nêu trên, tại huyện Bắc Tân Uyên còn có nhiều hộ trồng cây có múi, thí dụ: Xã Thường Ân có 83 hộ, xã Tân Mỹ có 54 hộ, xã Tân Định có 23 hộ, xã Lạc An có 23 hộ, xã Hiếu Liêm có 44 hộ… Chủ tịch UBND huyện Bắc Tân Uyên Thái Thanh Bình cho biết, những năm gần đây, huyện đã phát triển nhanh diện tích cây ăn trái có múi, chủ yếu là cam, bưởi da xanh, quýt và chanh giấy không hạt. Đây là các loại cây ăn trái chủ lực của huyện, đã hình thành những vùng tập trung với diện tích khoảng 1.965 ha; tập trung chủ yếu tại sáu xã: Đất Cuốc, Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An, Tân Định và Hiếu Liêm.

Tạo đầu ra bền vững

Bên cạnh lợi thế về điều kiện tự nhiên, tác động tích cực từ chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh Bình Dương đã khuyến khích, hỗ trợ, giúp người nông dân huyện Bắc Tân Uyên phát triển vùng cây ăn trái có múi. Thông qua các dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGAP, tỉnh hỗ trợ sản xuất phát triển vùng cây ăn quả có múi, hỗ trợ trồng trọt thực hiện mô hình VietGAP trên địa bàn huyện. Tỉnh Bình Dương cũng hỗ trợ nâng cao kỹ thuật, chi phí giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân. Đầu năm 2016, UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định về Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các phương án sản xuất của các cá nhân, tập thể, tổ chức đầu tư lĩnh vực nông nghiệp có thể vay vốn ưu đãi với lãi suất 3,2%/năm. Nhờ vậy, diện tích trồng cây có múi của nông dân tại huyện Bắc Tân Uyên đã tăng nhanh, từ 671 ha vào năm 2013 lên khoảng 1.965 ha như hiện nay.

Bí thư Huyện ủy Bắc Tân Uyên Nguyễn Ngọc Hiệp cho biết, huyện đã đề ra Chương trình Phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái có múi trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020. Theo đó, huyện tiếp tục chuyển đổi diện tích đất cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái có múi ở những vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi; hình thành và phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái có múi gắn với bảo vệ môi trường, nâng giá trị sản lượng cây ăn trái có múi canh tác đạt bình quân một tỷ đồng/ha. Phấn đấu đến cuối năm 2020, tạo vùng chuyên canh cây ăn trái có múi với diện tích 2.000 ha. Nhằm xây dựng thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm trái cây có múi, năm 2015, UBND huyện Bắc Tân Uyên đã xây dựng Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Bắc Tân Uyên cho các loại trái cam, bưởi trên địa bàn huyện. Sau 2 năm thực hiện, mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể Cam Bắc Tân Uyên và Bưởi Bắc Tân Uyên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Đặng Minh Hưng cho rằng, với việc đăng ký nhãn hiệu tập thể, trái cây có múi Bắc Tân Uyên sẽ được giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm xây dựng và triển khai quy hoạch vùng trồng chuyên canh cây ăn trái có múi; đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện và thương mại; tích cực tuyên truyền, đưa các chủ trương, chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp đến nông dân. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành của tỉnh cần tích cực triển khai các đề tài, dự án nhằm hỗ trợ phát triển, chăm lo đầu ra cho sản phẩm cây ăn trái có múi; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, từng bước đưa sản phẩm trái cây Bắc Tân Uyên đến với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Theo nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 732456

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59740779