16:55 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Yên: Rừng trắc có nguy cơ xóa sổ

Thứ năm - 04/10/2012 07:35
Cách đây không lâu, mật độ cây trắc ở khu vực Đá Sập, Suối Tre, Hòn Dung, Hòn Gió… thuộc địa bàn thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến (TP. Tuy Hòa - Phú Yên) khá dày và trải rộng trên diện tích gần 1.500ha. Tuy nhiên, tình trạng người dân chặt phá, khai thác trái phép diễn ra ồ ạt khiến rừng trắc có nguy cơ bị xóa sổ, nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Số trắc dây và trắc cây còn lại tại thôn Cẩm Tú.

Chúng tôi có mặt tại khu rừng nguyên sinh thôn Cẩm Tú vào một ngày trung tuần tháng 9. Bên ngoài, khu rừng được phủ kín bởi màu xanh của những cây gỗ lớn, nhưng đi sâu vào bên trong mới thấy rất nhiều cây đã bị chặt phá, để lại những khoảng đất trống, đồi trọc.

Ông Huỳnh Hảo ở thôn Cẩm Tú cho biết: “Rừng trắc không chỉ có ở Cẩm Tú mà còn trải rộng sang địa bàn các xã An Thọ, An Lĩnh thuộc huyện Tuy An (Phú Yên). Ở các địa phương này, trắc mọc khá dày. Lâu nay, chúng tôi cũng biết đến giá trị của cây trắc, nhưng không biết loài cây này thuộc loại quý hiếm. Hiện một số người dân vẫn lặn lội vào khu vực này bứng những cây dáng đẹp, gốc to để làm cảnh hoặc chặt phá làm rẫy, khai thác gỗ trái phép nên diện tích, trữ lượng lượng cây trắc suy giảm trầm trọng và có nguy cơ biến mất nếu không được bảo vệ kịp thời.

Theo ông Lê Văn Thứng, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Phú Yên, trắc ở Cẩm Tú có 2 loại: trắc dây và trắc cây, đều là loài cây quý hiếm được xếp loại IA trong sách Đỏ Việt Nam. Trắc dây thân gỗ nhỏ, có gai do cành biến thành, phân cành thấp, vỏ xám dày 3-4mm, lá kép lông chim có cuống mảnh dài 5,2-6,3cm, rụng lá theo mùa. Gỗ màu nâu thẫm, không bị mối mọt. Đây là loài thực vật đặc hữu hẹp của Nam Trung Bộ, mới chỉ phát hiện ở Phú Yên, Khánh Hòa. Qua khảo sát sơ bộ, tại lưu vực suối Đá Bàn đã phát hiện nhiều cá thể trắc phân bố rải rác, có đám lên đến 100 cây, có cây đường kính gốc gần 40cm.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt danh mục đề tài, dự án “Bảo tồn, phát triển rừng cây trắc tại lưu vực suối Đá Bàn”, do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh chủ trì, thời gian thực hiện từ 2013-2015. Tỉnh cũng chỉ đạo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Phú Yên mời các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thực vật để định danh loài trắc dây (tên gọi địa phương) nhằm xác định chính xác tên khoa học, đặc điểm và các vấn đề liên quan để xác định tầm quan trọng về loài, đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ phát triển phù hợp; UBND TP.Tuy Hòa chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác tuyên truyền, thông báo cho chính quyền địa phương và người dân đang canh tác trong khu vực nêu cao ý thức bảo vệ, đồng thời tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ trắc trái phép và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Minh Tuấn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250


Hôm nayHôm nay : 43781

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1263610

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58855665