12:12 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau vẫn thiếu an toàn

Chủ nhật - 23/12/2012 10:12
Một cuộc khảo sát gần đây tại 8 tỉnh cho thấy, có đến 51,24% mẫu rau phát hiện mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng, 47% mẫu rau dư lượng vượt ngưỡng NO3. Rau không an toàn đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc hiện nay.

 
Chất lượng rau, củ, quả,
mối quan tâm của người tiêu dùng
Ảnh: T.L
 
TS Đào Thế Anh, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp CASRAD chỉ rõ, an toàn thực phẩm (ATTP) hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, như thiếu đầu mối trong phân công quản lý ATTP đối với ngành nông nghiệp, không thống nhất trong phân công quản lý ATTP ở cấp địa phương, các chế tài ban hành mới mang tính chữa cháy, thiếu bền vững.
 
Theo số liệu khảo sát từ CASRAD, trong năm 2011, có tới 61,34% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 60,76% có kim loại nặng. Việc tổ chức quản lý ngành rau đang thiếu cơ quan đầu mối trong việc ra văn bản, cũng như thiếu tới 2/3 hệ thống văn bản quản lý ATTP với ngành hàng rau. Đặc biệt, hiện nay, 80% lượng rau ở các chợ đầu mối tại Hà Nội có nguồn gốc từ Trung Quốc và các tỉnh. Trên 65% rau sản xuất từ các hộ nhỏ lẻ quanh Hà Nội không được giám sát ATTP trong quá trình lưu thông và phân phối. Nguyên nhân là do việc quản lý nguồn rau trồng nội địa, cũng như nhập khẩu qua các vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi (Bộ Công thương) cho biết, do việc nhập khẩu thường tiến hành ở các cửa khẩu phụ, song lại không có chính sách kiểm dịch, dẫn tới việc nhập khẩu tràn lan rau quả từ Trung Quốc, Campuchia, Lào vào thị trường Việt Nam. Chất lượng các mặt hàng này, vì thế, gần như không thể kiểm soát.
 
Ông Lê Sơn Hà, Cục Bảo vệ thực vật cũng công bố kết quả tỷ lệ mẫu giám sát phát hiện dư lượng tối đa cho phép trên rau đã giảm liên tục từ năm 2008, 2010 và 2011. Trong đó, giảm đáng kể tỷ lệ mẫu rau cải có tồn dư hóa chất vượt mức dư lượng tối đa cho phép từ 19% năm 2008 xuống còn 2,46%, đậu đỗ từ 10% (năm 2008) xuống 8,26% (2011). Tuy nhiên, rau muống vẫn là đối tượng có số mẫu phát hiện có mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng vượt mức MRLs lớn nhất (70 mẫu chiếm 16,87%). Nguyên nhân là do việc trồng rau muống thường nhỏ lẻ, phân tán nên công tác kiểm soát, kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Tại một số địa bàn ở phía Nam, người trồng rau muống có nhiều vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
 
 
Chất lượng rau, củ, quả, mối quan tâm của người tiêu dùng
ẢNH: QUỐC ANH
 
Tuy nhiên, việc kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ canh tác của người dân còn bất cập dẫn đến nhiều vi phạm. Trong khi đó, lực lượng làm công tác ATTP còn mỏng, thiếu phương tiện  và nguồn lực cho việc thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với rau tươi tại vùng trồng và chợ đầu mối, vựa thu gom. Đặc biệt, chính quyền cơ sở và các hội nghề nghiệp, chính trị xã hội chưa thực sự vào cuộc tham gia công tác kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm nói chung và đối với rau tươi nói riêng.
 
Cũng theo các chuyên gia, tại Việt Nam, một điểm khác biệt của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng là quy mô sản xuất nhỏ còn phổ biến, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc. Vì thế, người nông dân sản xuất quy mô nhỏ rất khó tiếp cận hệ thống các tiêu chí kỹ thuật phức tạp, với chi phí áp dụng các tiêu chuẩn như GlobalGap, EuroGap, VietGap khá tốn kém hiện nay. Cùng với đó, dù luật ATTP đã ra đời hơn 2 năm và có nhiều văn bản dưới luật được ban hành nhưng vẫn chưa có các quy định cụ thể, khả thi với việc quản lý sản xuất rau ở quy mô nhỏ. Các sản phẩm rau bán rong, tại các chợ xanh, chợ cóc khó quản lý do truy xuất nguồn gốc gặp khó khăn và việc quy đầu mối trách nhiệm trở nên bất khả thi.
Nguyễn Nga
Nguồn:daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 41767

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1012175

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60020498