09:28 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất theo chuỗi, thực phẩm an toàn hơn

Thứ hai - 22/10/2018 19:19
Với sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ngành, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP.Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm ATTP vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền địa phương phải quyết liệt hơn.

Sự vào cuộc đồng bộ

Sau 1 năm triển khai Kế hoạch 119 ngày 1.6.2017 của UBND TP.Hà Nội về khắc phục hạn chế yếu kém, đổi mới, nâng cao hiệu quả ATTP trên địa bàn thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”.

 san xuat theo chuoi, thuc pham an toan hon hinh anh 1

Hà Nội đã xây dựng được 80 chuỗi liên kết sản xuất, trong đó có gà đồi Ba Vì. Ảnh: Thu Hà

"Quản lý ATTP quan trọng nhất là thay đổi tư duy người tiêu dùng. Cùng với đó là công tác phối hợp, do đó cần xây dựng các kế hoạch cụ thể. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương”.

Ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội

 

 Hiện tại, UBND các quận đã cấp biển nhận diện cho 712/712 cửa hàng đạt yêu cầu của đề án, chiếm 85,7% tổng số cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận. Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội đã kết nối, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực phẩm đưa vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng, Hà Nội đang có 48 chuỗi tiêu thụ rau an toàn theo liên kết dọc.

Sở NNPTNT Hà Nội đã triển khai xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, qua đó hình thành 80 chuỗi liên kết ATTP từ sản xuất đến thụ sản phẩm. Xây dựng được 5 nhãn hiệu tập thể (gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà mía Tây Sơn, vịt Vân Đình, trứng Liên Châu), và 13 nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có 1 nhãn hiệu được chứng nhận. Thực tế cho thấy, việc sản xuất theo chuỗi là một giải pháp quản lý ATTP hiệu quả, đảm bảo chất lượng nông sản cũng như quyền lợi của các bên.

Trên lĩnh vực y tế, Sở Y tế đã kiểm tra ATTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể với 961 lượt, phát hiện 162 cơ sở vi phạm. Xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành với 1.624 mẫu/1.709 mẫu xét nghiệm (95%). Về công tác giám sát, xét nghiệm, cảnh báo nguy cơ về ATTP, Sở Y tế đã lấy 1.258 mẫu thực phẩm làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại Labo xét nghiệm, đạt 1.090 mẫu (86,6%)...

Đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai, ông Trần Ngọc Tụ - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho hay: “Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý về ATTP, cùng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được tăng cường, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm đã tạo sự chuyển biến tích cực”.

Nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương

Bên cạnh kết quả đạt được, ông Trần Ngọc Tụ cho hay, công tác ATTP trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân do một số văn bản chưa đồng nhất, việc triển khai thực hiện ký cam kết ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh tuyến xã quản lý gặp nhiều khó khăn do đa số chưa đáp ứng được các tiêu chí ATTP. Còn một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm...

Liên quan đến vấn để kiểm tra, xử lý ATTP, ông Nguyễn Đắc Lộc – Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay, đối với lực lượng quản lý thị trường, văn bản chỉ đạo là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện còn những bất cập gây khó khăn trong việc thực thi. Cụ thể, trong Nghị định 185/2013 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng) có đưa ra hình thức xử lý là tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, tại Nghị định 119/2017 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa) cũng có phần xử lý hàng hóa hết hạn sử dụng, nhưng lại không quy định về tịch thu, tiêu hủy.

Một vấn đề nữa được ông Lộc đề cập là số lượng xe kiểm nghiệm nhanh có 5 xe, trong đó lực lượng quản lý thị trường có 2 xe, đây là con số quá ít vì kiểm tra ATTP là công việc hàng ngày. Do đó, ông Lộc cũng kiến nghị cần tăng cường xe kiểm nghiệm nhanh để có thể kịp thời đáp ứng công việc kiểm tra xử lý, nâng cao trong công tác quản lý và kiểm tra ATTP.

Vấn đề ATTP có mặt tất cả mọi ngõ ngách, đáng chú ý, 50-60% thực phẩm được bày bán ở các chợ dân sinh, tiềm ẩn nguy cơ mất nguy cơ ATTP rất cao. Do đó, theo các chuyên gia, sự vào cuộc của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 38831

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 707390

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59715713