19:33 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất thức ăn chăn nuôi năm 2013: Tiếp tục gặp khó!

Thứ sáu - 21/12/2012 07:21
Theo nhiều chuyên gia, do giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng nên từ nay đến nửa đầu năm 2013, ngành sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới cũng như Việt Nam tiếp tục gặp khó, kéo theo tình trạng này là giá TĂCN thành phẩm trong nước vẫn ở mức cao, khả năng giảm giá bán khó xảy ra.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi trong năm 2013 sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Tăng nhưng không mừng

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo, do điều kiện thời tiết phức tạp, hạn hán xảy ra liên miên nên niên vụ 2012/2013, sản lượng lúa mỳ toàn cầu sẽ giảm 22,1 triệu tấn, xuống còn 672,1 triệu tấn; sản lượng tại EU dự báo giảm 6,4 triệu tấn so niên vụ trước, xuống còn 131 triệu tấn; Nga giảm 3,2 triệu tấn, xuống 53 triệu tấn; Australia giảm 3,5 triệu tấn, giảm 26 triệu tấn; Kazakhstan giảm 7,7 triệu tấn, còn 15 triệu tấn… Riêng Hoa Kỳ, điều kiện thời tiết có chiều hướng thuận lợi, giúp sản lượng lúa mỳ có khả năng tăng thêm 6,4 triệu tấn, lên 60,8 triệu tấn trong năm 2013.

Trong khi đó, một số nước đang gia tăng nhu cầu nhập khẩu, cụ thể, nhu cầu nhập đậu tương của Trung Quốc niên vụ 2012/13 dự báo tiếp tục tăng 4 triệu tấn (7%) lên mức 61 triệu tấn; EU dự báo vẫn giữ nguyên mức nhập 11 triệu tấn đậu tương. Việt Nam cũng là 1 trong 10 nước nhập nhiều đậu tương trên thế giới, dự báo đạt 1,38 triệu tấn vụ 2012/13.

“Tình hình trên sẽ khiến các DN sản xuất, chế biến TĂCN nước ta gặp nhiều khó khăn, bởi giá nguyên liệu đầu vào chắc chắn sẽ tăng, theo đó, sản phẩm TĂCN có thể sẽ vào đợt tăng giá mới từ nay tới đầu năm 2013”, ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam nhận định.

Ông Bình cho biết, nghịch lý là giá TĂCN tăng nhưng các DN không hề vui vẻ, bởi mấy tháng qua, nhu cầu tiêu thụ TĂCN giảm đáng kể. Nguyên do là giá thịt gà, thịt heo giảm nên người chăn nuôi trong nước đã bỏ đàn hoặc giảm lượng nuôi, khiến lượng TĂCN bán ra của các công ty sản xuất TĂCN giảm từ 20-50% so với cùng kỳ năm trước.

“Hiện, chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng một số DN sản xuất TĂCN có quy mô vừa và nhỏ đã phá sản, còn một số thì phải sản xuất cầm chừng”, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết.

DN ngoại tiếp tục “bành trướng”

Không chỉ gặp khó khăn bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, mà các DN sản xuất TĂCN Việt Nam còn phải gồng mình cạnh tranh với các DN nước ngoài. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong giai đoạn 2006-2011, các công ty TĂCN có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty liên doanh chiếm khoảng 24-25% trong tổng số nhà máy sản xuất TĂCN của cả nước, nhưng làm ra tới 60% tổng sản lượng trên thị trường.

Cục Chăn nuôi cho biết, trong năm 2011, 58 nhà máy của các công ty nước ngoài và liên doanh (chiếm 25,2% tổng số nhà máy trên cả nước) đã sản xuất 6,992 triệu tấn TĂCN, tương đương 60,8% tổng sản lượng của ngành TĂCN nước ta. Và trong số 60,8% thị phần này, có một vài nhà sản xuất nước ngoài và liên doanh chủ chốt đang nắm giữ hơn 30% tổng thị phần, ví dụ như CP Việt Nam, Proconco, Cargill Việt Nam, GreenFeed Việt Nam…

Đặc biệt là, từ đầu năm đến nay, ngành TĂCN nước ta đã chứng kiến sự bành trướng của một số DN ngoại, đơn cử như Cargill Việt Nam (có vốn đầu tư từ Hoa Kỳ) đã đưa vào hoạt động một nhà máy mới, nâng tổng số nhà máy sản xuất TĂCN của DN này tại Việt Nam lên con số 9. Tiếp theo đó, CP Việt Nam và New Hope cũng cho biết, đến năm 2014 sẽ có thêm 6 nhà máy được đưa vào hoạt động.

Sở dĩ các DN sản xuất TĂCN trong nước bị lép vế trước các DN ngoại là do họ phải đối mặt với tình trạng chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao (chiếm hơn 70% tổng chi phí sản xuất); sự mất giá của đồng Việt Nam và lãi suất vay cao; chất lượng TĂCN của một số DN không đảm bảo như công bố trên bao bì… Trong khi đó, các DN nước ngoài được hưởng lợi về thuế, hỗ trợ từ công ty mẹ về giá nhập khẩu nguyên liệu và mua trả chậm.

Theo ông Chu Đình Khu (Cục Chăn nuôi), sự tăng trưởng của ngành TĂCN phụ thuộc vào 2 yếu tố: tăng trưởng của ngành chăn nuôi và nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Hiện, chỉ một số nguyên liệu chính sản xuất được trong nước như ngô, sắn, cám gạo, bột cá, tuy nhiên, việc sản xuất các nguyên liệu này vẫn còn hạn chế. Do đó, trong một vài năm tới, các nhà sản xuất TĂCN nước ta sẽ vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Thiên Hương

Nguồn:Kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 775783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59784106