16:58 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sau bão, nông dân Nam Định vẫn bối rối

Thứ bảy - 10/11/2012 11:21
Chưa hết bàng hoàng vì bị bão số 8 làm mất trắng hầu hết diện tích rau màu vụ đông vừa trồng, nông dân các tỉnh vùng Nam đồng bằng sông Hồng đang vật lộn khôi phục lại sản xuất trong bối cảnh khung thời vụ chỉ còn vài ngày, nguồn giống khan hiếm, giá tăng vùn vụt, thật giả khó lường. Đại Đoàn Kết ghi nhận thực tế này từ Nam Định.
Nghiến răng đầu tư tiếp
 
Bão số 8 đi qua đã lâu, nhưng khi ra thăm đồng, bà Bệt (thôn Cổ Ra, xã Nam Hùng, Nam Trực) vẫn "chết đứng người” vì cả 5 sào khoai tây đông vừa trồng bị chết gần hết do bị ngập nước quá lâu. Số ít còn sót lại lá vẫn xanh nhưng củ giống thì đã thối, gặp nắng bắt đầu héo dần. "Mất đứt  hơn 5 triệu đồng giống vốn, công chăm sóc của cả nhà rồi chú ơi!”-bà Bệt ngán ngẩm. Chị Phạm Thị Sinh, con gái bà Bệt còn buồn hơn mẹ khi ngoài 5 sào khoai tây vừa trồng chị còn mất thêm 5 sào xu hào, xúp lơ chuẩn bị được thu hoạch…
 
Không thể để đất trống và "không làm thì Tết này không biết trông vào đâu”, bà Bệt cho biết dẫu thế nào cũng phải trồng lại. Tuy nhiên, mấy ngày qua, khảo  giá khoai tây giống tại một số đại lý trên địa bàn, bà tá hỏa vì giá tăng chóng mặt. Trước bão, giá chỉ trên dưới 15 nghìn đồng/kg, giờ đại lý "hét” 4-50 nghìn, tùy loại. Mỗi sào trồng lại, nhẩm tính bà mất đứt thêm 6-700 nghìn tiền giống, chưa kể các chi phí khác. Để có tiền đầu tư lại bà dự tính phải bán 8 tạ thóc vừa thu được từ vụ mùa. Cắn răng đầu tư nhưng bà Bệt cũng không hy vọng nhiều vào hiệu quả kinh tế thu lại. Lý do,  đến 15-11 này là hết khung thời vụ nên bà phải chọn trồng giống khoai tây ngắn ngày dù biết trước năng suất loại này rất thấp, chỉ đạt 3-4 tạ/sào. Giá khoai tây thương phẩm trên địa bàn những năm gần đây lại rất bấp bênh, năm ngoái chỉ được 3-4.000 đồng/kg. Nếu "được giá” mà năng suất chỉ đạt 3-4 tạ/sào, hiệu quả thu lại cũng chẳng đáng bao nhiêu. Trong khi trồng cây khác thì không còn trong khung thời vụ. Thiệt hại không kém bà Bệt nhưng bà Vang-hàng xóm của bà Bệt -thận trọng hơn khi chọn cách trồng dặm, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Theo bà Vang: "Bỏ thêm tiền triệu, chưa kể công sức mà không biết có thu được lại hay không, tôi chả dám”. 
 
Không chỉ trông trời
 
Ông Đỗ Hải Điền-Trưởng phòng Cây trồng, Sở NN&PTNT Nam Định cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh này đang tập trung cho việc bơm tiêu trống úng đồng thời khuyến cáo nông dân bám đồng, hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con tập trung khôi phục những diện tích rau màu có thể khôi phục theo phương châm "còn nước còn tát”; cố gắng đảm bảo có đủ nguồn giống cung cấp cho nông dân tái sản xuất. Theo ông Điền, hiện tại 55 kho lạnh của tỉnh vẫn còn khoảng 2000 tấn giống khoai tây, có thể đáp ứng 70% nhu cầu giống, 30% còn lại tỉnh đã giao Công ty Giống cây trồng và Trung tâm Giống cây trồng của tỉnh mua thêm từ Viện Cây củ quả và nhập từ các địa phương khác. Ngoài ra, Sở NN và PTNT tỉnh cũng đã có tờ trình Bộ NN và PTTN xin cấp 5.100 tấn giống hạt rau các loại.
 
Thông tin tại hội nghị sơ kết công tác phòng chống bão của tỉnh Nam Định cho biết, đến thời điểm này tỉnh mới chỉ có 20 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho 10 huyện, thành phố khắc phục hậu quả chung của bão. Tuy nhiên, đây không phải là điều mong mỏi nhất của nông Nam Định. Qua trận bão vừa qua, họ mong mỏi được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu đủ mạnh. Chỉ vào dòng kênh tưới tiêu nước chạy dọc cánh đồng của 5 xã ven đường Vàng của huyện Nam Trực, được đưa vào sử dụng cách đây vài năm, bà Bệt phàn nàn: "Chẳng biết đầu tư, thiết kế thế nào mà cả tuần nó không tiêu được hết nước. Nếu nó tiêu nhanh hơn, nước rút sớm hơn một, hai ngày, rau màu của chúng tôi không đến nỗi mất trắng”.
 
Không chỉ có vậy, nông dân Nam Định còn tha thiết mong mỏi các cơ quan chức năng phải trách nhiệm, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý giá cả, chất lượng vật tư đầu vào nông nghiệp. "Đáng ra lúc thiên tai, thất bát thế này nông dân chúng tôi phải được trợ giá, trợ giống. Chẳng hiểu công tác quản lý thế nào mà lại để dân buôn họ "đục nước béo cò”, thách giá vật tư không biết ngượng mồm, bắt chẹt chúng tôi. Lo thiên tai đã bạc mặt rồi giờ lại phải lo nhân tai”-bà Bệt bất bình. Còn ông Nguyễn Văn Toàn (xã Nam Dương) - người nhiều lần mua phải phân bón, con giống giả, kém chất lượng-lo lắng: "Khoai tây giống Trung Quốc kém chất lượng đang tràn lan thị trường, ngụy trang khoai giống trong nước rất tinh vi. Sau bão, nhân viên một số công ty tư nhân về tận nơi mời chào mua khoai tây giống, chúng tôi chẳng biết đường nào mà chọn trong khi khung thời vụ chỉ còn có vài ngày.”
Trần Duy Hưng
(Danviet.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 32993

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58798735