16:51 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TS. Võ Mai: An toàn đang là điều kiện tiên quyết

Thứ bảy - 14/04/2012 18:25
Nhấn mạnh mục tiêu từng bước xây dựng chuỗi giá trị nông sản GAP, hình thành tư duy tự giác sản xuất nông nghiệp xanh-sạch-an toàn đối với người dân. Báo Kinh tế nông thôn có bài phỏng vấn TS. Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam trước ngày khai mạc Lễ hội tôn vinh các sản phẩm VAC an toàn.

PV: Thưa bà, xin bà cho biết ý tưởng và mục tiêu mà Hội Làm vườn Việt Nam hướng tới khi tổ chức Chương trình “Ngày hội Sản phẩm VAC an toàn” lần này?

 

TS Võ Mai: Có thể nói hơn 30 năm từ khi thành lập đến nay, Hội Làm vườn Việt Nam (HLV) luôn sát cánh với người nông dân trong việc phát triển kinh tế vườn-ao-chuồng. HLV cũng là một trong những tổ chức tiên phong vận động xây dựng và hình thành quy trình sản xuất nông nghiệp sạch-an toàn theo hướng GAP tại Việt Nam. Bản thân tôi, với tư cách Phó Chủ tịch Trung ương HLVVN trong suốt nhiều năm qua đã liên tục gắn bó với việc tổ chức xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP. Hiện nay, đã có một số đơn vị xây dựng thành công quy trình sản xuất nông theo VietGAP và đã có sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường. Trong vòng vài năm trở lại đây, nhận thức của người dân về việc sản xuất an toàn cũng đã cao hơn. Các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức phi chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT cũng đã khá sốt sắng trong việc triển khai thực hiện phát triển VietGAP ở nhiều địa phương. Điều này cho thấy xu hướng sản xuất nông sản theo hướng an toàn đang là một xu hướng tất yếu, mang tính sống còn bởi các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản, trái cây ngày càng được đặt lên hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn. Chính vì vậy lần này HLV phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức “Ngày hội Sản phẩm VAC an toàn” nhằm tôn vinh những đơn vị, những cơ sở đã làm tốt, đã cho ra các sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người sản xuất và an toàn cho môi trường sống. Đồng thời quan trọng hơn là tích cực tuyên truyền khuyến khích nông dân sản xuất nông sản an toàn theo qui trình GAP, tạo ra tập quán sản xuất nông nghiệp xanh-sạch như một thói quen cần thiết, mang tính tất yếu để phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

 

Tiễn sĩ Võ Mai.

 

 

PV: Là một người tiên phong trong việc xây dựng các hợp tác xã, các tổ hợp tác sản xuất nông sản theo hướng VietGAP, xin bà cho biết những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn mà các đơn vị này đang gặp phải?

 

TS Võ Mai: Kết quả đáng mừng nhất là trong thời gian qua nhận thức của người dân về VietGAP đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ở nhiều địa phương, nhất là các khu vực sản xuất nông sản hàng hóa lớn như ở các tình ĐBSCL, Đông Nam Bộ, VietGAP, thậm chí GlobalGAP đã không còn xa lạ đối với người nông dân. Đã có hàng trăm ngàn hộ dân đang tham gia thực hiện quy trình sản xuất nông sản theo quy trình GAP trên tất cả các loại cây trồng, vật nuôi từ cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi gia súc gia cầm sạch. Bộ NN&PTNT từ năm 2008 đến nay đã có những quy định chung về quy trình thực hiện VietGAP để chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện. Nhiều địa phương đã có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển kinh tế VAC theo hướng GAP, một số mô hình đã khá thành công. Tuy nhiên, những khó khăn lớn nhất hiện nay của việc triển khai làm GAP là kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận còn quá đắt và đầu ra cho sản phẩm nông sản an toàn còn chưa được đảm bảo. Người dân làm VietGAP hiện nay hầu hết vẫn phải tự túc trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ sản phẩm. Việc bán sản phẩm gặp khó khăn vì Bộ NN&PTNT chưa ban hành được nhãn chung cho các loại nông sản đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, khiến người tiêu dùng chưa thể nhận biết khi mua sắm. Vì thế sản phẩm đã đạt VietGAP gần như bị đánh đồng về chất lượng và độ an toàn so với sản phẩm nông sản không được sản xuất theo quy trình nông nghiệp sạch. Hơn nữa, hiện nay ở từng địa phương do chưa tổ chức được các khu vực bán nông sản đã được công nhận VietGAP nên người sản xuất và người tiêu dùng “không gặp được nhau”. Hầu hết sản phẩm vẫn đến tay người tiêu dùng thông qua thương lái, vì thế nông dân làm GAP chưa được hưởng lợi xứng đáng.

PV: Vậy, trong chương trình “Ngày hội Sản phẩm VAC an toàn” lần này, HLV sẽ có những hoạt động gì để khuyến khích người nông dân tích cực tham gia sản xuất VAC an toàn theo hướng GAP, thưa bà?

TS Võ Mai: Đây là lần đầu tiên HLV tổ chức chương trình Ngày hội Sản phẩm VAC với quy mô như một Lễ hội. Chúng tôi đã tích cực chuẩn bị cho chương trình từ đầu năm đến nay. Trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội, ngoài việc tạo điều kiện để các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức HTX, tổ hợp tác, trang trại tham gia trưng bày sản phẩm nông sản an toàn, chúng tôi sẽlồng ghép vào các hội thảo chuyên đề nhằm phổ biến rộng rãi quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP đến các chi hội cơ sở, các hội viên HLV và bà con nông dân để mọi người đều nắm rõ vì sao phải làm GAP, sản phẩm làm từ GAP an toàn đến đâu và hiệu quả kinh tế như thế nào. Chúng tôi muốn thông qua chương trình Ngày hội sản phẩm VAC an toàn lần này, tạo ra nền tảng để xây dựng chuỗi giá trị nông sản GAP. Tạo tiền đề để ngành nông nghiệp coi việc thực hiện và công nhận VietGAP là thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của nông dân và nên cần có chính sách, kinh phi hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân thực hiện và chứng nhận bằng ngân sách Nhà nước để VietGAP được thực hiện cơ bản, rộng rãi khắp các địa phương giống như trước đây chúng ta đã có chương trình huấn luyện và chỉ đạo thực hiện IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) trước đây./.

PV: Xin cảm ơn bà!

Theo Ktnt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 32701

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206388

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58798443