01:23 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin NN Tây Bắc: Yên Bình phát triển cây ăn quả có múi

Chủ nhật - 17/03/2019 09:14
Với lợi thế khí hậu, đất đai phù hợp, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã chú trọng phát triển cây ăn quả có múi.

Đặc biệt, sau 3 năm triển khai Đề án phát triển cây ăn quả của tỉnh, đến nay, huyện Yên Bình tạo ra vùng sản xuất chuyên canh với quy mô hàng nghìn hecta.

cay-co-mui.jpg

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình ông Đặng Văn Nhậy, xã Bạch Hà.

Gia đình ông Đặng Văn Nhậy, thôn Ngọn Ngòi, xã Bạch Hà có 0,5ha vườn tạp và nhiều năm trồng sắn, ngô thu nhập không đáng kể. Năm 2016, thực hiện đề án phát triển cây ăn quả có múi, gia đình ông đăng ký trồng 250 gốc bưởi Diễn trên diện tích này. 

Ông Nhậy cho biết: "Tham gia Đề án phát triển cây ăn quả có múi của huyện, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 100% giống, phân bón và được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, nên vườn bưởi của gia đình phát triển tốt, đang trong giai đoạn ra hoa. Dự kiến, vào cuối năm nay, bưởi sẽ ra bói lứa quả đầu tiên”.

Ông Lại Đức Hạnh - Chủ tịch UBND xã Bạch Hà cho biết: "Căn cứ vào quỹ đất còn lại của các cụm, khu dân cư, xã đã xây dựng nghị quyết phát triển cây ăn quả có múi. Sau đó, cơ quan hữu quan tập huấn kỹ thuật về chăm sóc các loại cây ăn quả có múi cho nhân dân.

Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai đề án gặp không ít khó khăn do quỹ đất của nhiều hộ dân không đạt 0,5 ha theo tiêu chí của đề án. Để tháo gỡ khó khăn này, chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi đất để các hộ dân liền kề có diện tích đảm bảo để thực hiện đề án.

Đến nay, diện tích trồng cây ăn quả có múi ở xã Bạch Hà được gần 100 ha. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục vận động người dân cải tạo đất vườn cây không có giá trị kinh tế để tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là tập trung phát triển cây ăn quả có múi tại địa phương”.

Từ năm 2016, huyện Yên Bình triển khai đề án phát triển cây ăn quả có múi với mục tiêu đến năm 2020 toàn huyện trồng mới được 1.100 ha cây ăn quả có múi gồm: bưởi Đại Minh 600 ha, bưởi Diễn 400 ha và 100 ha cam các loại.

Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng chính sách hỗ trợ của tỉnh đã khuyến khích nông dân trồng và phát triển cây ăn quả có múi. Đồng thời, cùng với chính sách hỗ trợ của Đề án huyện Yên Bình đã kết hợp lồng ghép nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135 và nguồn vốn xã hội hóa, huyện đã trồng mới được 666 ha, bằng 60,6% kế hoạch. 

Gần 10ha lúa chiêm xuân huyện Điện Biên bị hạn

Vụ chiêm xuân năm 2019, huyện Ðiện Biên (Điện Biên Phủ) gieo cấy hơn 5.100ha lúa; trong đó các xã vùng lòng chảo có 3.713ha và 1.387ha ở các xã vùng ngoài với cơ cấu giống chủ yếu là Bắc thơm số 7 và IR64.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, mạch nước nguồn ở các sông, suối, khe nước hạn chế, khiến gần 10ha lúa tại các chân ruộng cao thiếu nước tưới và bị hạn; trong đó xã Na Tông có 6ha, xã Hẹ Muông 2ha và một số diện tích trên kênh ở xã Nà Tấu…

dien-bien.jpg

Người dân huyện Điện Biên thăm đồng, kiểm tra nước tưới cho lúa. Ảnh báo Điện Biên Phủ.

Hiện nay, những diện tích lúa trên đang bước vào giai đoạn cuối đẻ nhánh, đứng cái nên thiếu nước tưới sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn phân hóa đòng, nếu hạn nữa lúa không trỗ bông khiến hạt lép. Trước tình trạng đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên đang tích cực kiểm tra, rà soát các diện tích lúa bị hạn; chỉ đạo các xã trên địa bàn triển khai các giải pháp dẫn nước từ các khe suối, công trình thủy lợi để lấy nước tưới. Đồng thời, chỉ đạo bà con nông dân thường xuyên kiểm tra, nạo vét kênh mương, dẫn nước vào đồng chống hạn cho lúa và kiểm tra, phát hiện sâu bệnh hại lúa để phòng trừ kịp thời. 

Yên Bồng phát triển kinh tế đồi rừng

Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Bồng (Lạc Thủy, Hòa Bình) đã tập trung quán triệt, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, phát triển kinh tế đồi rừng đang là một trong những thế mạnh của địa phương.

hoa-binh.jpg

Đồi keo và cơ sở chế biến lâm sản đem lại cho gia đình ông Đặng Đắc Phú, xóm Mạnh Tiến, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) thu nhập từ 200-250 triệu đồng/năm.Ảnh: Báo Hòa Bình

Đồng chí Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết: "Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, những năm qua, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tối đa lợi ích từ rừng. Trong đó, tập trung phát triển diện tích cây nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến lâm sản ngay tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Đồng thời, xã tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường giao thông nhằm hỗ trợ tối đa sản xuất lâm nghiệp".

Hiện, tổng diện tích rừng của xã Yên Bồng hơn 600 ha, trong đó, rừng sản xuất 420 ha, gồm có keo tai tượng, bạch đàn... Trong đó, nhiều hộ dân lựa chọn việc trồng rừng, chế biến lâm sản là hướng phát triển kinh tế. Hộ trồng ít 2 - 3 ha, hộ nhiều trồng hàng chục ha. Bên cạnh đó, việc chế biến lâm sản đem lại thu nhập cao và ổn định thay vì xuất thô nguyên liệu. Những năm qua, xã duy trì tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo nhân dân trồng rừng, khai thác hiệu quả các tiềm năng từ rừng. Năm 2018, xã trồng mới thêm 7,4 ha keo giống, nâng độ che phủ rừng lên 45%, cả 9/9 xóm đều có diện tích rừng.

Ngoài việc trồng rừng lấy gỗ, việc phát triển đàn vật nuôi theo mô hình nông - lâm kết hợp, giúp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi từ rừng được xã quan tâm. Hiện, tổng đàn trâu, bò của xã đạt 610 con, gia cầm 47.000 con, dê 917 con, ong 1.135 đàn. Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân của xã đạt 33,5 triệu đồng/người/năm.

Gia Phù: Cây tỏi tía mang lại hiệu quả cao

Đầu tháng 3, thời điểm bà con nông dân xã Gia Phù (Phù Yên, Sơn La) bước vào vụ thu hoạch tỏi. Từ nhiều năm nay, tỏi đã trở thành một trong những loại cây trồng chính trong sản xuất vụ đông ở Gia Phù, diện tích liên tục được mở rộng, sản phẩm được tiêu thụ tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

toi.JPG

Bà con nhân dân bản Nà Khằm 2, xã Gia Phù thu hoạch tỏi vụ đông. Ảnh báo Sơn La

Vụ tỏi năm nay, nông dân xã Gia Phù trồng hơn 41 ha, chủ yếu giống tỏi tía, tỏi một nhánh, tập trung nhiều ở bản Lá, Nà Khằm 1, 2; Nà Mạc 1, 2; bản Tạo 1, 2 và bản Vi. Năng suất dự kiến khoảng 35 tạ/ha, sản lượng 143 tấn, với giá bán hiện tại khoảng 35 - 50 nghìn đồng/kg đối với tỏi tía, 250 - 300 nghìn đồng/kg với tỏi 1 nhánh, trung bình 1 ha tỏi, bà con thu về hơn 160 triệu đồng, so với trồng lúa, cây tỏi mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Trồng tỏi ít phải chăm sóc, thu hoạch khá đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu thấp, ngày công không quá cao và tỏi có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác, góp phần tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Gia đình ông Lường Văn Khánh, bản Nà Khằm 2 đã trồng tỏi được gần chục năm. Vụ đông năm nay, gia đình ông trồng 1.000 m2 tỏi trên ruộng lúa 2 vụ. Ông Khánh cho biết: Tháng 10 âm lịch, khi thu hoạch xong lúa mùa, cũng giống như các gia đình khác trong bản, tôi bắt tay vào cắt gốc rạ, đốt sạch rơm để chuẩn bị đất trồng tỏi. Củ tỏi giống được gia đình để từ vụ trước, chọn những củ căng đều, màu vỏ sáng, được thu hoạch từ ruộng không bị sâu bệnh. Trước khi trồng phải tách nhánh, loại bỏ nhánh lép, rồi ngâm nhánh tỏi giống vào nước từ 2 - 3 giờ, sau đó vớt để cho ráo nước mới đem trồng. Cách làm này giúp tỏi lên mầm nhanh hơn, cây mọc đều, sinh trưởng tốt.

Nói về hướng phát triển sản phẩm tỏi tía Gia Phù, ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho biết: Hiện nay, huyện đang khuyến khích các xã Tường Phù, Tường Thượng, Gia Phù mở rộng diện tích, tuyển chọn, phục tráng giống tỏi tía của địa phương để tăng sản lượng và chất lượng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho cây tỏi. Đồng thời, chuẩn bị các thủ tục để được công nhận thương hiệu “Tỏi Phù Yên”, mở ra hướng phát triển mới, ổn định, bền vững cho cây tỏi ở Gia Phù nói riêng và huyện Phù Yên nói chung.

Dồm Cang mở rộng mô hình trồng chanh leo

Tháng 6/2018, thực hiện chương trình phối hợp liên kết bao tiêu sản phẩm giữa huyện Sốp Cộp với Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai hỗ trợ xây dựng mô hình trồng chanh leo từ nguồn vốn chương trình 30a tại bản Men, xã Dồm Cang trên diện tích gần 3 ha. Vào thời điểm này, những vườn chanh leo đã rất xanh tốt, hứa hẹn sẽ một vụ bội thu.

chanh-leo.JPG

Nông dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp) chăm sóc vườn chanh leo.

Theo bà Trần Thị Ngọc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, khi triển khai mô hình, Trung tâm đã phối hợp với Hội Nông dân xã lựa chọn 3 hộ hội viên nông dân có các thửa đất liền nhau, bảo đảm khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tham gia mô hình; các hộ được Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống chanh leo Đài Nông I, 50% số trụ bê tông và phân bón, tổng trị giá 162 triệu đồng.


Với vai trò “cầu nối” hỗ trợ nông dân tiếp cận các phương pháp canh tác mới, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cấp cây giống kịp thời để triển khai mô hình đúng thời vụ; cử cán bộ trực tiếp xuống vườn hướng dẫn bà con cách dựng giàn, kỹ thuật khử chua, ủ phân chuồng bón lót, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây đúng kỹ thuật và theo dõi quá trình phát triển của cây, kịp thời phát hiện, phòng chống sâu bệnh hại; đặc biệt, hướng dẫn bà con sản xuất theo quy trình VietGAP, sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cây chanh leo dễ trồng, phù hợp với điều kiện thời tiết trên địa bàn, vốn đầu tư giàn, giống cây không lớn, sau 4-5 năm thu hoạch mới phải trồng lại, chanh leo cho thu liên tục từ 8-10 tháng trong năm, việc thu hái cũng thuận tiện, không phải chạy theo mùa vụ như cây trồng khác. Giống chanh leo Đài Nông I được cung cấp bởi Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc có khả năng sinh trưởng tốt, tỷ lệ đậu quả cao, nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho quả to, trung bình khoảng 12 quả/kg.

Sau hơn 8 tháng triển khai mô hình trồng chanh leo trên địa bàn xã Dồm Cang, bước đầu đã mang lại hiệu quả, nhiều hộ nông dân trong xã đã thực hiện chuyển đổi đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng chanh leo, đến nay diện tích chanh leo toàn xã đã được mở rộng lên gần 5ha.

Theo kinhtenongthon.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145


Hôm nayHôm nay : 23802

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 737763

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59746086