10:07 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tự chọn cách thoát nghèo

Thứ năm - 18/10/2012 03:21
“Phân loại” hộ nghèo để có các chính sách đặc thù hỗ trợ an sinh xã hội - đặc biệt trong nhóm người nghèo di cư; hướng tới trao quyền tự chủ cho người nghèo và địa phương trong việc lựa chọn biện pháp hỗ trợ thoát nghèo...

 

Đó là cách tiếp cận mới của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

 

Người nghèo kinh niên vẫn tồn tại

 

Chỉ sau 1 mùa lũ khủng khiếp năm 2008 cộng với 2-3 vụ lạc mất mùa, chị Nguyễn Thị Quế ở xã Hương Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) rơi vào diện hộ nghèo. Dù có sức khỏe nhưng do mùa màng thất bát, cộng với không tìm được việc làm, cả tháng nay chị phải đi đong gạo, mua thực phẩm chịu.

Nhiều người nghèo ở Thanh Hoá vẫn chưa được chủ động tiếp cận
với dịch vụ giảm nghèo phù hợp.

 

Trên địa bàn xã Hương Điền, không ít người thuộc diện có sức khỏe nhưng nghèo như chị Quế và đương nhiên được hưởng các quyền lợi như: Có thẻ BHYT miễn phí, con cái được miễn học phí… Vì vậy, đã được “vào” diện nghèo, không ai muốn cố gắng để thoát nghèo nữa. Trong khi đó, 50% số hộ còn lại không thuộc diện nghèo nhưng đời sống còn khó khăn nên nhiều người không khỏi “tị nạnh” khi hầu như không được hưởng hỗ trợ gì.

 

Thực tế này diễn ra ở nhiều địa phương. Nhìn nhận vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đàm – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, đó là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo kinh niên, tái nghèo và công tác giảm nghèo chưa mấy hiệu quả. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân nghèo kinh niên do ốm đau, tàn tật, già cả neo đơn...

 

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -1015 được thực hiện với tổng kinh phí 27.509 tỷ đồng. Mục tiêu cụ thể là cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người nghèo; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị, nông thôn, các nhóm dân cư nghèo. Đồng thời, tăng thu nhập bình quân của người nghèo lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các thôn nghèo, huyện nghèo, xã nghèo, miền núi tăng 2,5%).
 

Theo ông Đàm, với mỗi nguyên nhân cần có các chính sách tác động đặc thù. Chương trình quốc gia giảm nghèo đã tác động theo hướng đó. Chẳng hạn, thay vì tập trung các nguồn lực vào việc dạy nghề, tạo việc làm giảm nghèo cho nhiều đối tượng (bao gồm cả người nghèo và đối tượng yếu thế như người già, người khuyết tật…) như trước đây, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sẽ ưu tiên dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng nghèo trong độ tuổi lao động. Người nghèo sẽ được nâng cao năng lực, tập huấn về mọi mặt như dạy nghề, tạo việc làm, cải thiện an sinh.

 

Ông Ngô Trường Thi -Cục phó Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH), Chánh Văn phòng điều phối Chương trình giảm nghèo quốc gia khẳng định: “Thời gian tới, với đối tượng người nghèo có sức lao động, chương trình sẽ tập trung vào việc nhân rộng mô hình sinh kế, xây dựng kinh tế, tăng việc làm tạo thu nhập”.

 

Trao quyền tự chủ, quan tâm tới người di cư

 

Theo ông Nguyễn Trọng Đàm - một trong những điểm mới đáng lưu ý nữa trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015 chính là việc hướng tới trao quyền tự chủ cho người nghèo. Cụ thể, người nghèo và chính quyền địa phương sẽ được lựa chọn các loại hình, phương thức dịch vụ hỗ trợ phù hợp với bản thân và địa phương để thoát nghèo bền vững. Người dân, cụ thể là người nghèo, sẽ được tham gia bàn thảo, đưa ý kiến, cũng như giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giảm nghèo.

 

Như vậy, vai trò của bản thân người nghèo và cộng đồng sẽ được nâng cao và họ phải tự quyết định xem làm cách nào để có thể thoát nghèo.

 

Cũng theo ông Đàm, một điểm mới khác trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đó là hướng tới tiếp cận giảm nghèo đa chiều. “Tức là chúng ta không chỉ chú trọng vào hướng tăng thu nhập, mà cần giảm nghèo nhiều mặt khác như “nghèo văn hoá”, “nghèo giáo dục”, “nghèo y tế”…”- ông Đàm nói.

 

Ngoài ra, tỷ lệ nghèo đói trong nhóm lao động di cư đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là nhóm di cư đồng bào dân tộc thiểu số. Theo Bộ LĐTBXH, lao động di cư hiện nay không gặp rào cản về vấn đề tạo việc làm nhưng lại đang gặp khó khăn, rào cản về tiếp cận với các dịch vụ xã hội khác. Để tháo gỡ những rào cản này, chương trình giải quyết bằng cách đề xuất tháo gỡ các thủ tục hành chính, tăng cường vận động người di cư thực hiện các quy định về cư trú để được hưởng quyền lợi hỗ trợ thoát nghèo trên địa bàn sinh sống...

 

Phát động Tháng hành động Vì người nghèo

 

Sáng 17.10, tại Hà Nội, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm Vì người nghèo (từ 17.10 đến 18.11). Tới dự có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm.

 

Theo báo cáo chung, 9 tháng đầu năm 2012, Quỹ Vì người nghèo T.Ư đã vận động được 95,8 tỷ đồng, Quỹ Vì người nghèo các địa phương vận động được 1.009 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp, người hảo tâm, nhà chùa, nhà thờ vận động được 3.318 tỷ đồng. Các khoản vận động được dùng để hỗ trợ xây dựng 65.792 căn nhà (Quỹ Vì người nghèo phối hợp với Chương trình 167 của Chính phủ thực hiện); 1.364 công trình dân sinh (đường sá, cầu cống, trường học). Ngoài ra, hàng triệu người nghèo khác được hỗ trợ khám chữa bệnh, đi học, nhận quà Tết.

 

Nhân Tháng cao điểm Vì người nghèo 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục nêu cao truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, bằng những việc làm cụ thể để giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho đồng bào nghèo, nhất là đồng bào nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ để đồng bào giảm bớt khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

 

Ngày 18/10/2012 - Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 42929

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 756890

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59765213