01:08 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những kết quả tốt, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi năm

Thứ hai - 22/10/2018 03:35
(Baohatinh.vn) - Dù bị khuyết tật bẩm sinh nhưng không vì thế mà chị Đinh Thị Tứ (thôn 15 xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh) phó mặc cuộc sống cho số phận. Không chỉ tự chăm lo tốt cho cuộc sống gia đình, chị còn trồng hàng nghìn cây cây ăn quả, thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Với nghị lực phi thường, chị Đinh Thị Tứ hiện đang sở hữu trang trại cây ăn quả thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.

Với nghị lực phi thường, chị Đinh Thị Tứ hiện đang sở hữu trang trại cây ăn quả thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm.

Chị Đinh Thị Tứ (SN 1948) bị dị tật chân tay bẩm sinh, quê gốc ở tận huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 1970, chị lập gia đình, cuộc sống của hai vợ chồng chủ yếu dựa vào làm ruộng nên vô cùng khó khăn, vất vả. Đến năm 1972, khi được cha mẹ và người thân dìu dắt, anh chị quyết định di cư về vùng nông trường Truông Bát thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê để làm kinh tế. Về vùng kinh tế mới, cuộc sống vợ chồng và các con khó khăn bộn bề.

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi nămChị Tứ bị dị tật chân tay bẩm sinh nhưng không vì thế mà chị phó mặc cuộc sống cho số phận.

Chị Tứ nhớ lại, từ hai bàn tay trắng đến lập thân, lập nghiệp trên vùng đất hoang vu, hai vợ chồng tự chặt gỗ dựng nhà, khai hoang, cải tạo vườn tược. Tất cả đều phải làm bằng sức người vì không có trâu, bò hay máy móc. Để có tiền chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày, với 2 ha đất được chuyển nhượng, vợ chồng trồng cây chè xanh hết thảy. Trồng chè xanh nhanh cho thu nhập, ít tốn công chăm sóc và không quá vất vả nhưng 2 ha cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, không có dư giả.

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi nămTừ 2 bàn tay trắng, chị cùng chồng dựng nên cơ nghiệp với 1.600 gốc cam...

Quyết tâm vượt qua khó khăn, vợ chồng tích góp, vay mượn mua giống cây ăn quả trồng thay thế cây chè. Ít vốn và phải giữ cây chè để tận dụng thu nhập, anh chị chỉ cải tạo từng phần diện tích nhỏ. Lâu dần, 2 ha cây chè được thay thế toàn bộ bằng cây ăn quả. Ngoài những cây chủ lực là cam chanh, bưởi Phúc Trạch, chị Từ cùng chồng còn trồng một số cây ăn quả khác như hồng, vải thiều… để sản phẩm được đa dạng hơn.

Làm trang trại với những nông dân bình thường đã gặp nhiều khó khăn, là người phụ nữ tàn tật bẩm sinh, khó khăn với chị Tứ lại càng nhân lên gấp bội. Nhưng với nghị lực, quyết tâm cao, đến nay, vợ chồng chị Tứ đã sở hữu vườn cây với 400 gốc bưởi, 1.600 gốc cam, và 500 cây ăn quả các loại khác. Chưa kể, anh chị còn nhận thêm 3 ha đất rừng, trồng cao su và cây keo tràm.

Khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ này vẫn làm ra nửa tỷ đồng mỗi năm... và hơn 400 gốc bưởi Phúc Trạch cùng hàng trăm cây ăn quả khác.

Mô hình chị Tứ hiện chưa phát huy hết thảy giá trị kinh tế do nhiều cây chưa đến tuổi thu hoạch, song, hàng năm vẫn cho thu nhập trên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, chị Tứ còn tích cực tham gia hoạt động công tác hội phụ nữ. Từ năm 2011 đến nay, chị là Chi hội trưởng phụ nữ của thôn. Không chỉ gương mẫu đi đầu trong thực hiện phong trào thi đua, chị Tứ còn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ trong thôn tích cực tham gia. Nhờ đó, thôn 15, xã Hà Linh đã xây dựng được 14 mô hình phát triển kinh tế do chị em làm chủ. Ngoài ra, xây dựng được 5 tổ nhà sạch vườn đẹp; thành lập được các câu lạc bộ không sinh con thứ 3; 5 không, 3 sạch. Cũng nhờ vận động của người phụ nữ gương mẫu, phần lớn hộ dân trong thôn đã xây dựng hố xứ lý rác thải tại nhà.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 23263

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 737224

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59745547