21:13 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những kết quả tốt, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lê Ngân Sơn, cây chủ lực vùng cao Bắc Kạn

Thứ hai - 13/08/2018 14:45
Loại cây ăn quả đặc trưng này được trồng ở vùng núi cao của huyện Ngân Sơn, nơi có khí hậu mát mẻ vào mùa hè, giá lạnh vào mùa đông. Loại quả này được mọi người gọi theo tên địa phương là lê Ngân Sơn.

Đi theo tuyến QL3 Hà Nội - Cao Bằng, đến khu vực đèo Gió của huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) sẽ thấy bên đường bày bán loại quả có màu vàng nâu lạ mắt, trọng lượng từ 200 - 300 g/quả. Ăn quả xanh có vị hơi chua, chát, nuốt qua cổ họng để lại vị ngọt dễ chịu. Ăn quả chín thì có mùi thơm, vị ngọt. Là loại quả sạch, dễ ăn nên lê ở Ngân Sơn luôn trong tình trạng cháy hàng, giá bán lẻ từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.

Nông dân Hoàng Văn Slín ở khu vực đèo Gió thuộc thôn Cốc Lùng, xã Vân Tùng cho biết, nhà ông có 6 cây lê trồng từ năm 1997, giờ mỗi cây cho thu hoạch khoảng 300 kg/vụ, bán buôn thu được hơn 10 triệu/cây. Nhận thấy hiệu quả cao, nên ông SLín đã tự trồng thêm hơn 2ha, cây giống do ĐH Nông lâm Thái Nguyên cung ứng và hỗ trợ kỹ thuật trồng.

11-59-00_le_ngn_son
Ông Hoàng Văn Slín thu nhập hơn 60 triệu đồng/vụ từ 6 cây lê

Tuy có giá trị kinh tế cao nhưng hiện cả huyện Ngân Sơn cũng chỉ có khoảng 2,86ha lê đang cho thu hoạch. Cây lê được người dân trồng rải rác ở các xã Vân Tùng, Đức Vân, Cốc Đán, Bằng Vân… Mỗi nhà chỉ trồng 2 - 3 cây, hộ nhiều thì có 6 - 7 cây.

Theo ông Phạm Kim Hiển, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Ngân Sơn, diện tích lê trong huyện còn thấp là do chỉ có vùng núi cao mới trồng được. Các xã có địa hình thấp đã trồng thử nhưng không có quả, hoặc quả ít. Trước đây người dân trồng chỉ để lấy quả ăn, chứ không xác định là cây hàng hóa. Do ít quan tâm chăm sóc, cải tạo đất nên nhiều cây bị cằn cỗi và chết.

Nhận thấy lê đem lại giá trị kinh tế cao, huyện Ngân Sơn xác định đây là cây trồng chủ lực của các xã vùng núi cao. Lãnh đạo huyện giao nhiệm vụ cho Ban điều phối dự án CSSP xây dựng đề án phục hồi sản xuất lê từ năm 2017. Sở NN-PTNT Bắc Kạn cũng đã lựa chọn cây đầu dòng và tiến hành thực hiện dự án. Hiện nhiều hộ đã mạnh dạn trồng lê tại khu vực đèo Gió. Họ tin tưởng sau vài ba năm sẽ cho thu hoạch, có thu nhập ổn định.

TOÁN NGUYỄN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 56955

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1276784

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58868839