23:34 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vẫn thiếu các đột phá

Thứ tư - 16/05/2018 22:12
Sau 5 năm thực hiện Đề án TCC ngành nông nghiệp, những kết quả đạt được mới chỉ là bề nổi.

Đặt vấn đề đúng và trúng

Sau 5 thực hiện Đề án Tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, có thể nhìn thấy, bộ mặt ngành này đã từng bước thay đổi. Theo đó, nhờ những điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường mà kim ngạch xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản những năm qua có sự tăng trưởng ấn tượng.

Cần có thể chế để ngành nông nghiệp phát triển toàn diện

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, năm 2017, kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản đạt mức kỷ lục 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2016. Quý I/2018, kim ngạch XK đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2017. Quá trình TCC cũng ghi nhận sự đột phá về năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực thông qua việc sử dụng giống mới và các biện pháp thâm canh tiên tiến.

Ông Đặng Kim Sơn - chuyên gia nông nghiệp nhận định: Bộ NN&PTNT đã tiên phong trong quá trình TCC ngành và đã có những kết quả đáng ghi nhận. Sức sản xuất trong nông nghiệp đã được tăng lên rõ rệt, thể hiện ở sản lượng các mặt hàng nông sản đều tăng. Ngành nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế. Quá trình TCC cũng đã huy động sự vào cuộc tích cực của các địa phương.

Tuy nhiên, sự thay đổi này mới chỉ diễn ra ở bề nổi, trong đó, thể hiện rõ nhất đó chính là kết cấu sản xuất. Tuy nhiên, những mục tiêu chính của Đề án là vẫn chậm đạt được. Cụ thể, mục tiêu về thu nhập của người dân, mục tiêu về vững bền môi trường, mục tiêu phúc lợi cho người tiêu dùng, nhất là vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn chưa có kết quả khả quan. “Những gì đạt được là chậm và hẹp so với mục tiêu, so với mong muốn và so với tiềm năng bởi sự không đồng bộ từ những ngành, lĩnh vực khác nhìn lại”, ông Sơn cho hay.

Nhưng vẫn thiếu các đột phá

Mục tiêu Đề án nhấn mạnh vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn. Phát triển nông nghiệp theo cơ chế thị trường, phải đảm bảo các mục tiêu vừa đảm bảo phúc lợi của người dân và cả phúc lợi của người tiêu dùng, hướng đến sự phát triển bền vững và công bằng. Đề án cũng đặt nông nghiệp trong một chỉnh thể chung, TCC nông nghiệp là một hợp phần của TCC toàn bộ nền kinh tế. Thế nhưng, chúng ta chưa đạt được những điều đó.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo TS. Đặng Kim Sơn là do những đột phá cơ bản chưa xuất hiện. Phân tích rõ hơn về vấn đề này, ông Sơn cho hay, thứ nhất, chưa có đột phá về thể chế. Ngành nông nghiệp mong đợi kinh tế hợp tác phải phát triển, các HTX phải phát triển lên nhằm liên kết nông dân nhỏ lại với nhau nhưng chưa làm được.

Ngành nông nghiệp cũng chưa thu hút được DN về khởi nghiệp mạnh. Nông dân - DN cũng thưa thực sự liên kết với nhau để mở rộng cánh cửa thị trường. Bên cạnh đó, thay đổi cách thức quản lý của nhà nước mặc dù đã diễn ra nhưng vẫn còn chậm. Đây là những vấn đề lo ngại nhất vì nó quyết định tới động lực cho sự thay đổi và phát triển.

Thứ hai, đột phá về KHCN. Mặc dù đã có một số điểm sáng như Lâm Đồng làm nhà kính nhà lưới, hay những tiến bộ kỹ thuật trong ngành thủy sản, cây ăn trái phát triển mạnh… nhưng để thành phong trào, thành xu thế, thành các vùng chuyên canh có tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc thì chưa. Vẫn chưa có các khu nông nghiệp công nghệ cao thực sự, chưa có các tiến bộ kỹ thuật đột phá…

Thứ ba, chưa có đột phá về thị trường. Ngành nông nghiệp có những tín hiệu rất tốt từ thị trường Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng chỉ là đơn lẻ. Vì vậy, chúng ta vẫn phải “giải cứu nông sản”… Bên cạnh đó, đất đai không tích tụ được, điều này gây khó khăn cho cả nông dân và doanh nhân.

Như vậy, đây mới là sự cố gắng vươn lên của riêng ngành nông nghiệp, tạo lên sức tràn trên bề nổi chứ chưa tạo được sự chuyển biến căn bản. Đổi mới về thể chế không đi kèm khiến toàn bộ “khung xương” của quá trình TCC bị giữ dẫn đến quá trình TCC nông nghiệp không vững bền và kém hiệu quả.

Để đẩy mạnh quá trình TCC ngành nông nghiệp trong thời gian tới, ông Đặng Kim Sơn cho rằng, quan trọng nhất là vấn đề thể chế. Theo đó, cần phải tổ chức lại sản xuất theo mô hình hộ, chuyển từ hộ sản xuất nhỏ sang hộ sản xuất lớn, lao động nông thôn cần chuyển từ phi chính thức sang chính thức, có bảo hiểm, hợp đồng, lao động cần tập chung vào nghiệp đoàn. Hợp tác xã phải được đầu tư mạnh. Toàn bộ nền kinh tế phải được TCC. Ngành công nghiệp phải TCC, cần có chiến lược công nghiệp hóa rõ ràng, lao động phải ly nông bất ly hương, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 115

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 114


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 987688

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59996011