00:21 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chương trình OCOP: Tạo lực liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

Thứ sáu - 19/05/2017 05:29
Sau gần 3 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã khẳng định hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh. Đặc biệt, thành công lớn nhất mà chương trình mang lại là việc liên kết sản xuất - nền tảng quan trọng của sản xuất hàng hoá tập trung.
 

 Nông dân TX Đông Triều tham gia sản xuất trên đồng đất đã cho HTX Hoa Phong thuê.

Chương trình OCOP không chỉ thúc đẩy sản xuất, khai thác các tiềm năng và thế mạnh của địa phương, mà còn xây dựng mối liên kết giữa các hộ sản xuất, tổ chức, cá nhân qua mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, tổ hợp tác. Điều này được thể hiện rõ qua các con số: Toàn tỉnh hiện có 119 đơn vị tổ chức, cá nhân sản xuất tham gia OCOP (33 doanh nghiệp, 35 HTX, 51 tổ hợp tác); trong đó có 10 doanh nghiệp, 18 HTX, 27 tổ hợp tác mới thành lập. Phần lớn các mô hình kinh tế này bước đầu phát huy hiệu quả, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. Điển hình như mô hình hoạt động của HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (TX Đông Triều). Nông dân cho HTX thuê đất, đồng thời trực tiếp tham gia sản xuất rau, củ, quả trên diện tích đất đó. HTX chịu trách nhiệm cung ứng vật tư và toàn bộ khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Qua việc chuyên môn hoá từng khâu sản xuất đã góp phần hình thành thói quen và nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. HTX Phát triển Xanh (huyện Bình Liêu) không chỉ có công phục hồi nghề sản xuất rượu men lá, mở rộng diện tích trồng dược liệu, mà còn kết nối các hội viên là các hộ sản xuất cùng tham gia nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm rượu men lá, miến dong, dầu sở, trứng vịt bản… HTX còn bao tiêu sản phẩm mật ong, củ cải, lá tắm… cho người dân để phát triển sản phẩm OCOP. Bà Lê Thị Thu Hương, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bình Liêu, cho biết: OCOP là một chương trình đòi hỏi có tính kết nối để phát triển cộng đồng. Để thay đổi tư duy sản xuất của người dân theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung cần có các tổ chức kinh tế đứng ra hợp tác sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con. Thời gian qua, huyện luôn tạo mọi điều kiện và khuyến khích các HTX tham gia vào chương trình liên kết chặt chẽ với người dân. HTX giữ vai trò chỉ đạo người dân sản xuất, chế biến tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm và khép kín khâu tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thành lập một số HTX mới như HTX Phát triển Xanh, HTX Hoàng gia Thiên Ân, HTX Bình An.

 Sản phẩm của Công ty TNHH Nuôi trồng, Sản xuất và Chế biến dược liệu Đông Bắc

được bán và trưng bày tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2016.

Bên cạnh đó, chương trình OCOP cũng đã tăng cường sự liên kết giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp). Mô hình của Công ty TNHH Nuôi trồng, Sản xuất và Chế biến dược liệu Đông Bắc (TP Cẩm Phả) là một trong những điển hình về sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, nâng cao giá trị sử dụng đất, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp. Công ty đã triển khai các dự án hợp tác liên kết sản xuất với hàng trăm hộ nông dân tại huyện Tiên Yên và huyện Bình Liêu với diện tích 12ha. Toàn bộ diện tích này, khi các hộ nông dân bắt đầu triển khai sản xuất đều được Công ty cung ứng giống cây dược liệu chất lượng tốt và trả chậm hoặc khấu trừ vào sản phẩm. Người dân bỏ công chăm sóc dược liệu, Công ty cung cấp giống cây và hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm theo giá cả thị trường… Công ty còn bao tiêu 100% sản phẩm tại các vùng liên kết sản xuất cho bà con với giá cạnh tranh và ổn định trong thời gian ít nhất 3 năm. Công ty cũng thực hiện cam kết giá thị trường lên thì mua lên, khi giá thị trường xuống thì giá thu mua của Công ty không thấp hơn giá sàn đã ký. Việc này đã góp phần quan trọng giúp người dân, nhất là các hộ nghèo yên tâm phát triển sản xuất, không sợ rơi vào cảnh “được mùa rớt giá”.

Thông qua chương trình OCOP, các địa phương, doanh nghiệp đã và tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nhà khoa học, cơ quan quản lý. Tiêu biểu có thể kể đến sản phẩm tỏi đen của HTX Nông - Lâm - Ngư nghiệp Thái An (TP Móng Cái). HTX đã được hỗ trợ làm chủ 5 quy trình công nghệ do Công ty TNHH Phát triển thương hiệu Brandwork chuyển giao, gồm: Lựa chọn quy mô và công nghệ sản xuất; thiết kế nhà xưởng; chọn lọc và sơ chế nguyên liệu; ủ tỏi đen; lựa chọn, đóng gói tỏi đen thành phẩm. Các kỹ thuật viên của HTX được đào tạo làm chủ quy trình công nghệ. Sản phẩm tỏi đen của HTX được Công ty TNHH Phát triển thương hiệu Brandwork ký hợp đồng bao tiêu để xuất sang thị trường Nhật Bản. Hiện HTX đang chủ động thuê đơn vị tư vấn để đăng ký cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu, góp phần âng cao giá trị và khả năng cạnh tranh.

Nhằm tìm một chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm OCOP, khâu quảng bá được đặc biệt chú trọng, nhất là thông qua hình thức quảng bá trực tiếp tại các chương trình hoạt động lớn của địa phương, của vùng, của khu vực và quốc tế, như: Hội chợ thương mại ASEAN tại Nam Ninh (Trung Quốc), Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2015 (TP Hồ Chí Minh), Lễ hội Hoa anh đào - Mai vàng Yên Tử, Hạ Long 2016, Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2016, Hội chợ đưa hàng về miền núi... Tỉnh cũng đã quy hoạch 21 trung tâm, điểm bán các sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh, tập trung tại các điểm du lịch, khu đông dân cư thuận tiện về giao thông, thương mại nhằm đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Không chỉ tại các kỳ hội chợ mà các điểm bán hàng và trung tâm OCOP trên địa bàn tỉnh luôn thu hút được đông đảo người dân tham quan, mua sắm trong các ngày thường. Điển hình như Trung tâm OCOP TP Uông Bí (số 540, đường Quang Trung), thu hút hàng nghìn lượt người tới mua sắm, doanh thu đạt từ 200-300 triệu đồng/tháng, được đánh giá là trung tâm OCOP đạt hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay. Qua đó, không chỉ góp phần đưa các sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng, tìm chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm, mà còn hình thành chuỗi phát triển sản phẩm từ nguyên liệu, sản xuất, chế biến đến quảng bá, tiêu thụ.

Cao Quỳnh

Nguồn tin: http://ocop.com.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 150

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 138


Hôm nayHôm nay : 18644

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 989052

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59997375