21:20 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đề án "Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm" Nhà nước phải đóng vai trò kiến tạo

Thứ năm - 09/11/2017 09:40
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Để có cơ sở hoàn thiện đề án, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào quý III-2017, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo toàn quốc góp ý dự thảo nói trên vào ngày 24.10 vừa qua.

Chuyển từ chú trọng sản lượng sang chất lượng và giá trị

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tập trung “Phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân”.

 

Theo đó, đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, có 80% số xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập và có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Bộ NN và PTNT tập trung chỉ đạo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, trước hết tập trung vào 03 trục sản phẩm trụ cột: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm huyện-xã.

 

Trên tinh thần đó, Dự thảo Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” được xây dựng theo hướng mỗi xã tùy theo điều kiện của mình, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của mỗi địa phương để phát triển. Từ đó, liên kết hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh cao; thực hiện chuyển đổi sản xuất từ chỗ chú trọng sản lượng sang chú trọng chất lượng và giá trị; chuyển hướng sang phát triển một nền nông nghiệp hiện đại.

 

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của các làng nghề
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của các làng nghề

 

Phải tháo gỡ nguồn vốn tín dụng

 

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện có 4.823 sản phẩm có tiềm năng để triển khai chương trình này. Trước mắt Bộ sẽ chọn một số địa phương để thí điểm trước, làm động lực phát triển cho cả vùng. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, tiêu chuẩn hóa 4.000 sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn; phát triển mới 1.000 sản phẩm, công nhận ít nhất 100 sản phẩm đạt hạng 5 sao cấp quốc gia; phát triển 80-100 làng (bản) văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn Làng du lịch từ 3-5 sao; củng cố 2.000 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn hiện có, phát triển mới ít nhất 600 tổ chức kinh tế (trong đó 400 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 200 hợp tác xã)…

 

Theo Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam, để thực hiện đề án này cần nguồn lực rất lớn, tuy nhiên đến nay khó nhất vẫn là tín dụng, vì nguồn ngân sách rất hạn chế. Ông Lê Chí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, cần phải bổ sung kinh phí, lồng ghép thêm các nguồn vốn khác như: khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm và các nguồn hỗ trợ phát triển khác, khơi thông nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn từ Nghị định 55 và mở rộng lĩnh vực hợp tác công tư theo Nghị định 15, thậm chí tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế…

 

Nhà nước phải đóng vai trò kiến tạo

 

Ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nêu quan điểm về việc cần có những làng nghề có chất lượng, có chiều sâu. Tuy nhiên, trên thực tế đang tồn tại nhiều khó khăn kìm hãm sự phát triển của làng nghề, một trong số đó là thiếu những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Theo ông, Nhà nước phải đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của các làng nghề
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của các làng nghề

 

Từ kinh nghiệm của địa phương đầu tiên triển khai thành công mô hình mỗi xã một sản phẩm, ông Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Việc tổ chức triển khai mô hình phải đồng bộ và phải có sự tham gia của cộng đồng để huy động các nguồn lực; trong đó người dân phải là “chủ nhân”.

 

Tuy vậy, yếu tố then chốt vẫn là sản phẩm tốt phải gắn liền với quảng bá thương hiệu, phát triển du lịch. Việc quảng bá rộng rãi các sản phẩm đã được lựa chọn sẽ làm tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ, tạo ra nhiều việc làm ổn định, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương, từ đó, tái đầu tư nâng cao chất lượng để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh sản phẩm. 

 

Tuấn Anh/nongthonviet.com 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 147

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 145


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 983825

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59992148