03:49 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Động lực phát triển kinh tế nông nghiệp của Ba Chẽ

Thứ hai - 07/08/2017 20:28
Sau 3 năm triển khai, “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã thực sự trở thành chương trình kinh tế quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, cải thiện thu nhập cho người dân huyện Ba Chẽ.

Ba Chẽ là địa phương còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất chủ yếu manh mún, trình độ của người dân hạn chế. Do đó, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện chương trình OCOP, huyện đã xác định giải pháp hàng đầu là tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân.

Ông Lý Văn Sinh (thôn Nam Hả Ngoài, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) thu hoạch thanh long ruột đỏ.
Ông Lý Văn Sinh (thôn Nam Hả Ngoài, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) thu hoạch thanh long ruột đỏ.

Để chương trình OCOP đạt hiệu quả cũng như từng bước phát triển sản xuất hàng hoá, huyện đã xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp tập trung đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, vùng trồng rừng nguyên liệu là 29.630ha, vùng trồng cây dược liệu tập trung là 2.500ha, vùng trồng một số cây nông nghiệp chủ lực là 500ha... Song song với đó, bằng các nguồn vốn, huyện tích cực triển khai các dự án hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất, đầu tư thiết bị chế biến, thiết kế bao bì sản phẩm. Huyện đã tạo mọi điều kiện cho các sản phẩm được tham gia trưng bày, quảng bá và giới thiệu tại các hội nghị, hội chợ, triển lãm như: Hội chợ OCOP, hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung, triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh chào mừng Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh... Đáng chú ý, năm 2016, huyện đã khánh thành điểm trưng bày, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại thị trấn Ba Chẽ.

Với sự vào cuộc tích cực, sau 3 năm triển khai, OCOP đã thực sự là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế của địa phương, làm thay đổi tư duy sản xuất của cán bộ, người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung. Chương trình đã thu hút được sự tham gia của 8 tổ chức kinh tế, trong đó thành lập mới 7 tổ chức với tổng vốn đầu tư trên 62 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 84 lao động địa phương, diện tích sản xuất trên 11.000m2. Huyện đã phát triển được 14 sản phẩm gồm thanh long, măng mai khô, trà hoa vàng... Trong đó, sản phẩm trà hoa vàng Came gold được xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao. Các sản phẩm măng mai, mật ong rừng, nấm lim xanh đang xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể; ba kích tím Ba Chẽ đang được triển khai bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu; trà hoa vàng, mật ong, lá tắm người Dao, thanh long ruột đỏ đang được hỗ trợ thiết kế kiểu dáng công nghiệp bao bì sản phẩm. Huyện đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung các cây trồng chủ lực của địa phương, như: Vùng trồng cây ba kích tím 186,87ha (tập trung ở xã Thanh Lâm 129ha); vùng trồng cây trà hoa vàng 53,41ha (tập trung ở xã Thanh Sơn 20,7ha); vùng trồng cây tre mai lấy măng 46,5ha; vùng trồng mía tím 56ha (tập trung ở xã Đồn Đạc 33ha); vùng trồng thanh long 23,6ha (tập trung ở xã Nam Sơn 20,2ha)... Các sản phẩm OCOP Ba Chẽ đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường với sự tin tưởng lựa chọn sử dụng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Riêng tổng doanh thu bán hàng của Ba Chẽ tại các kỳ hội chợ OCOP là trên 1,2 tỷ đồng. Anh Nịnh Văn Trắng, Giám đốc Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ), cho biết: Phải khẳng định, chương trình OCOP là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Từ năm 2009, gia đình tôi đã đầu tư trồng trà hoa vàng kết hợp chăn nuôi gà. Tuy nhiên, cây trà hoa vàng chỉ thực sự được thị trường biết đến khi Ba Chẽ triển khai chương trình OCOP. Khi thành lập Công ty, chúng tôi đã tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước từ phát triển sản xuất đến quảng bá sản phẩm, nhằm phát triển thương hiệu trà hoa vàng Ba Chẽ. Hiện Công ty đã phát triển thành công 3 sản phẩm từ cây trà hoa vàng, là hoa đóng gói, lá đóng gói và trà túi lọc. Qua đó, đa dạng hoá sản phẩm, gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện diện tích trồng trà của gia đình gần 10ha”.

Bà Lưu Thị Vỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt vai trò “bà đỡ” trong việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung, áp dụng triệt để các chính sách hỗ trợ, tích cực quảng bá sản phẩm. Cùng với đó, huyện tập trung nâng cao các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng quốc gia, từng bước hướng tới xuất khẩu 2 sản phẩm ba kích và trà hoa vàng. Đồng thời, phát triển thêm 5 tổ chức tham gia chương trình OCOP. Huyện sẽ bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách có năng lực ở cấp huyện để triển khai chương trình đạt hiệu quả cao nhất.

Tác giả bài viết: Cao Quỳnh

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 130


Hôm nayHôm nay : 29901

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 793103

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59801426