23:34 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

OCOP Hà Tĩnh – Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Thứ sáu - 10/05/2019 15:06
Hà Tĩnh là tỉnh có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng, nếu khai thác, phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được tỉnh ta triển khai, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời đưa việc thực hiện xây dựng NTM càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.
Là một trong những tỉnh triển khai, phê duyệt chương trình OCOP khá sớm (tháng 11/2018), Hà Tĩnh đã xây dựng Đề án OCOP bám sát hướng dẫn, đề cương Chương trình OCOP Trung ương. Theo Đề án OCOP Hà Tĩnh, những sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP sẽ được Nhà nước hỗ trợ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chuẩn hóa hệ thống bao bì, quản lý chất lượng và ATTP theo chuỗi…

Theo đó, đề án OCOP Hà Tĩnh được xây dựng trên quan điểm lấy người dân làm chủ thể của quá trình thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy tính chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển tuân thủ cơ chế thị trường, có định hướng, quản lý của Nhà nước; Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức phát triển theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

Thực tế những năm qua, việc phát triển kinh tế ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, như: Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất thấp; các sản phẩm chất lượng chưa cao, chưa có nhãn mác thương hiệu, chưa truy xuất được nguồn gốc, chủ yếu bán dưới dạng sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; Thị trường tiêu thụ chưa ổn định; tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương chưa được khai thác hiệu quả,…Nguyên nhân của sự hạn chế đó chính là vì chưa khơi dậy được tiềm năng, nội lực cộng đồng, chưa có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để nâng đỡ cho các sáng tạo phát triển sản xuất của cộng đồng.
Để giải quyết những vấn đề trên thì việc triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm ” có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Chương trình ví như làn gió mới giúp các cá nhân, hộ sản xuất, hợp tác xã phát huy sự sáng tạo của mình trong quá trình sản xuất; làm bệ đỡ cho các sản phẩm nông nghiệp vươn xa hơn thị trường truyền thống lâu nay.

 

Nước mắm Phú Khương –
Một trong những sản phẩm OCOP đầu tiên của Hà Tĩnh.
 
Các sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP đều dựa trên lợi thế phát triển các sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương. Từ đó, mỗi địa phương sẽ nâng cấp sản phẩm chính của mình, với  sự sáng tạo, tư duy đổi mới của người dân để nâng cao giá trị sản phẩm. Trong khoảng thời gian “khởi động” thực hiện Chương trình OCOP, tại Hà Tĩnh, những  sản phẩm được lựa chọn đã chứng minh được sự phát triển bước đầu khi tham gia Chương trình này như: Cu đơ Phong Nga, Nước mắm Phú Khương, nem chua Ý Bình, bánh đa nem Thuận Kỷ, nước mắm Lạch Kèn, cam Khe Mây với  kết quả tăng trưởng từ 10 - 25% so với trước khi tham gia OCOP. 

Tham gia OCOP là cơ hội tốt cho các nông sản vùng miền đến với thị trường dễ dàng hơn. Hiện nay, các cơ sở được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP đang tập trung đầu tư sản xuất với số lượng và chất lượng; đẩy mạnh công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường sản phẩm có chất lượng tốt nhất…

Năm 2019, Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu có ít nhất 60 sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP; trong đó có tối thiểu 25 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP. Có ít nhất 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Đây là mục tiêu khá cao, đòi hỏi các cấp, ngành làm tốt vai trò tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.  Trong giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2030 Chương trình OCOP Hà Tĩnh được kỳ vọng sẽ góp phần đưa sản phẩm chủ lực của địa phương tiếp cận thị trường. Đặc biệt, đây là cơ hội lớn trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nâng tầm thương hiệu đối với các cơ sở sản xuất, thúc đẩy phong trào xây dựng Nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực./.
 
 
Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 152


Hôm nayHôm nay : 45337

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1219024

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58811079