23:25 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh nấm mang trên cá

Chủ nhật - 30/07/2017 23:58
Trong số những tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản như virus, vi khuẩn thì nấm cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Bệnh nấm mang trên cá là một trong những bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt.
 

Bệnh nắm mang trên cá Ảnh: Internet

Bệnh nấm mang trên cá Ảnh: Internet 

Nguyên nhân gây bệnh nấm mang

 

Do một số loài nấm thuộc giống Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh. 

Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930. B. sanguinis: Sợi nấm thô 20 - 25 µm, ít phân nhanh khi ăn sâu vào các mô huyết quản, bào tử tương đối lớn 8 µm, loài này thường ký sinh ở cá trắm cỏ. B. demigrans: Sợi nấm mảnh 6,6 - 21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ 6,6 µm; loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi.

Bệnh nấm mang thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng… Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, nhất là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao. Bệnh phát triển vào mùa mưa có nhiệt độ cao, tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam, miền Trung.

 

Dấu hiệu bệnh lý

 

Cá bị bệnh nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt.

 

Triệu chứng bệnh nấm mang

 

- Bệnh nấm mang qua hai con đường: Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh. 

- Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn, tỷ lệ chết có thể lên đến 50%. 

Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý đã mô tả, kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi từ đó phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang. Phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E, để phát hiện ra các thể sợi và bào tử của nấm và quan sát sự biến đổi bệnh lý trong tổ chức mang cá bệnh. Phương pháp phân lập cũng có thể được áp dụng để xác định chính xác giống loài tác nhân gây bệnh.

 

Phòng bệnh nấm mang ở cá

 

- Ðối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 - 10 kg/100 m2 ao) và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào. 

- Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá. 

- Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANA- Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.

 

Trị bệnh

 

- Cần bón thêm vôi nung (Ca(OH)2) để nâng pH của nước ao lên 8,5-9. Khi bón vôi cần lưu ý: Không được để pH nước ao vượt quá 9, thông thường, giá trị pH= 8,5-9 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2 kg/100 m2. 

- Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn ao. 

- Hòa tan Sulfat đồng (CuSO4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 - 0,7 ppm (tương đương 0,5 - 0,7 g/m3 nước), với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh. 

Để đạt được một lợi nhuận cao nhất và tránh các bệnh về nấm trên các đối tượng thủy sản thì người dân trước mỗi vụ nuôi phải xử lý ao hồ chặt chẽ; trong quá trình nuôi phải giữ gìn vệ sinh ao, thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh nguồn nước trong ao bị bẩn, tránh hàm lượng chất hữu cơ trong ao quá cao, cá thả nuôi mật độ vừa phải, giảm thiểu stress cho cá.

Bệnh nấm mang là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Do đó, cần sớm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng đó, phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của bệnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Ngọc Anh (tổng hợp) /thuỷ sản việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 784046

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59792369