20:36 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cà phê, tiêu, mía nhiễm bệnh và cách phòng trừ

Thứ hai - 11/06/2018 09:06
Trước tình trạng tiêu, cà phê, mía của bà con Tây Nguyên chết hàng loạt, chính quyền và người dân nơi đây đã có nhiều biện pháp hay để xử lý tận gốc.

Chư Sê: Phòng-chống dịch bệnh trên hồ tiêu 

Thời gian qua, tình trạng hồ tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều nông dân huyện Chư Sê (Gia Lai). Trước thực trạng đó, huyện đang tăng cường các biện pháp phòng-chống dịch bệnh cho loại cây trồng chủ lực này.

g-lai-9.gif
Người dân chăm sóc hồ tiêu

Đứng trước vườn hồ tiêu khoảng 1.000 trụ đã chết khô, anh Kpă Ky làng Kueng Đơn, xã Hbông (Chư Sê), buồn bã nói: “Cây hồ tiêu đang chết mỗi ngày, dù trồng trong vườn, ngoài rẫy; dù có hay không cây lớn chắn gió, che bóng mát, cây hồ tiêu đều chết”. Không chỉ gia đình anh Kpă Ky, nhiều hộ khác ở làng Kueng Đơn cũng đang khốn đốn vì cây hồ tiêu bị bệnh chết chậm. 

Ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, cho biết: Toàn huyện có 3.750ha hồ tiêu thì đã có tới 400 ha bị chết do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân nắng hạn kéo dài, sâu bệnh, già cỗi. Những địa phương có nhiều diện tích hồ tiêu bị chết trong năm nay là xã Hbông, Ia Blang, thị trấn Chư Sê... Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, tại chuyến thực tế kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh hồ tiêu mới đây, huyện Chư Sê đang tổ chức rà soát, tổng hợp diện tích hồ tiêu bị chết. Qua số liệu tổng hợp sơ bộ thì diện tích hồ tiêu bị chết ngày càng nhiều.

Trước tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt, huyện Chư Sê đã và đang tăng cường nhiều biện pháp để phòng-chống dịch bệnh trên loại cây trồng này. Cán bộ kỹ thuật của huyện đã xuống tận cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con chăm sóc, thu gom và xử lý cỏ rác, làm các bờ bao không cho các nguồn nước chảy vào vườn hồ tiêu để phòng các loại dịch bệnh lây lan, đồng thời nhận biết, phát hiện những dấu hiệu của cây hồ tiêu bị bệnh.

Từ đó, có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn việc lây lan và xử lý triệt để các loại dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Đối với những diện tích hồ tiêu đã chết khô, huyện vận động, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho bà con chuyển đổi sang trồng các loại cây khác phù hợp với điều kiện của từng gia đình.

Đến nay, nông dân huyện Chư Sê đã chuyển đổi gần 100 ha hồ tiêu già cỗi, bị chết sang trồng các loại cây như: sầu riêng, bơ, mít Thái, cây dược liệu, chanh dây...

Là người có hơn 20 năm nghiên cứu, theo dõi và đề ra các biện pháp trị bệnh cho cây hồ tiêu, ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, khẳng định: Các bệnh nấm mốc, tuyến trùng, sâu bệnh trên cây hồ tiêu ở Chư Sê rất khó chữa trị.

Để hạn chế dịch bệnh trên cây hồ tiêu, huyện Chư Sê nói riêng, các huyện khác nói chung cần tăng cường các biện pháp phòng-chống như: không trồng cây hồ tiêu trên đất hợp thủy, có độ pH thấp dưới 5; xử lý đất trước khi trồng cây hồ tiêu khoảng 20 ngày bằng thuốc có hoạt chất Clinoptilolite; phân bò đã hoai mục phải ủ với chế phẩm Trichoderma từ 7 đến 10 ngày trước khi bón cho cây; không trồng các giống hồ tiêu không rõ nguồn gốc; không để vườn hồ tiêu úng nước trong mùa mưa...

Đắk R’lấp: Chú trọng chăm sóc cà phê trong mùa mưa

 Hiện, ở Đăk R’lấp, tranh thủ những lúc trời không mưa, gia đình anh Hà Văn Biển, thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) đang tập trung chăm sóc gần 3ha cà phê kinh doanh.

d-n-91.jpgChú trọng chăm sóc cà phê trong mùa mưa.

Theo anh Biển thì mùa mưa là thời điểm sâu bệnh rất dễ phát sinh gây hại cho cà phê do độ ẩm cao. Trong đó, bệnh rệp sáp hại cành và chùm quả non là chủ yếu. Nếu không có chế độ phòng, chống hiệu quả thì rất dễ gây ra hiện tượng rụng quả hàng loạt làm ảnh hưởng đến năng suất vườn cây.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh anh Biển thực hiện là làm sạch cỏ, cắt bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế sự lây lan của rệp thông qua kiến. Đối với những cây có bệnh, anh dùng các loại thuốc Bi58, Subatox, Suprathion, nồng độ 0,2-0,3% để phun trừ rệp, phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Nhờ có cách phòng bệnh hợp lý nên vườn cà phê của gia đình phát triển khỏe mạnh.

Toàn xã Đắk Ru hiện có khoảng 2.000 ha cà phê, trong đó cà phê kinh doanh khoảng 1.500 ha, năng suất trung bình đạt mức 2,5 tấn/ha. Theo ông Bùi Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Ru thì để nâng cao sản lượng cà phê của xã, hàng năm, căn cứ trên những văn bản của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, xã chỉ đạo cho cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, các thôn hướng dẫn nhân dân chú ý cách chăm sóc đúng cách, nhất là trong mùa mưa. 

Thời gian này, nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đắk Mil cũng đang dồn sức cho chăm sóc cà phê. Theo ông Nguyễn Xuân Bảy, ở thôn Thuận Sơn, xã Thuận An thì kinh nghiệm của ông là hằng năm cần chặt, tỉa cây che bóng từ 2-3 lần vào đầu, giữa và trước lúc kết thúc mùa mưa khoảng 1 tháng.

Ngoài ra, gia đình ông huy động thêm nhân công để làm sạch cỏ, rồi tiến hành rải vôi đều khắp vườn, với một lượng vừa phải khoảng 100kg/ha, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.

Sau khi rải vôi được khoảng 10 ngày thì ông Bảy tiến hành bón phân NPK 16-8-16-13S-TE với thành phần NPK cân đối, có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết. Là đợt bón phân thứ hai trong mùa mưa nên ông bón nhiều hơn đợt một, khoảng 800-1.000 kg/ha.

Khi đất có đủ độ ẩm thì ông đào rãnh xung quanh tán cây cà phê, rải phân đều và lấp đất. Nhờ cách bón phân, chăm sóc đúng cách mà vườn cà phê của ông không bị rụng quả non, thân, cành đều khỏe mạnh. Chính vì thế, năng suất vườn cây luôn giữ mức khá cao từ 3-4 tấn/ha.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 129.000 ha cà phê, trong đó cà phê kinh doanh 112.600 ha, còn lại là cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh  thì hiện nay đối với cà phê kinh doanh đang ở giai đoạn quả non, còn diện tích chưa kinh doanh thì phát triển mạnh về thân cành nên rất dễ phát sinh sâu bệnh gây hại. Do đó nhà nông cần có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý, đúng cách.

Các biện pháp chăm sóc chủ yếu là tỉa cành che bóng, đánh chồi, đào rãnh, bón phân. Các loại sâu bệnh phát sinh chủ yếu là rỉ sắt, đốm mắt cua, mọt đục cành, sâu đục thân, rệp các loại hiện cũng đã gây hại rải rác với tỷ lệ thấp.

Để bảo đảm năng suất, bà con cần chú ý triển khai tổng hợp các biện pháp, trong đó việc bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp-PTNT với cách dùng đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả cao.

Trong điều kiện cây cà phê chịu nhiều tác động của thời tiết như hiện nay, việc bón phân, chăm sóc nên thiên về các yếu tố tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ, sinh học, áp dụng các giải pháp canh tác tổng hợp để bảo đảm sức bền, tăng đề kháng cho cây

Ia Pa: Hơn 750ha mía bị bệnh trắng lá

Hiện nay, bệnh trắng lá mía trên địa bàn huyện Ia Pa (Gia Lai) đang diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng. Tổng diện tích nhiễm bệnh trắng lá mía từ đầu vụ đến nay là 757,3ha; tập trung ở một số xã như: Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó, Ia Ma Rơn... Trong đó, tỷ lệ nhiễm nhẹ từ 1% đến 14% là 210,9 ha; tỷ lệ nhiễm trung bình từ 15% đến 30% là 137,1 ha; tỷ lệ nhiễm nặng trên 30% là 409,3ha.
 

g-l-92.gifNhổ bỏ gốc mía nhiễm bệnh và tiêu hủy

Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa phối hợp với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Nhà máy Đường Ayun Pa tích cực hướng dẫn người dân xử lý mầm bệnh bằng cách: cuốc bỏ gốc mía nhiễm bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy, đối với chân ruộng có tỷ lệ nhiễm dưới 30%; đối với ruộng nhiễm nặng trên 30% thì cày phá bỏ hoàn toàn rồi chuyển sang cây trồng khác.

Đến đầu tháng 6/2018, người dân đã xử lý sạch bệnh 12,8 ha mía tại xã Pờ Tó và cày phá bỏ hoàn toàn 276,5 ha tại các xã: Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó, Ia Ma Rơn...; 468 ha còn lại đang được ngành chức năng tập trung xử lý.

 An Như (tổng hợp) /kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 55026

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1274855

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58866910