09:05 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cải thiện đường ruột heo con nhờ chiết xuất tảo biển

Chủ nhật - 06/08/2017 22:33
Những ai nuôi heo cũng đều hiểu ý nghĩa của câu “vừa đi vừa chạy”, nhất là nuôi heo nái đẻ. Trong các trại nái đẻ, ngoài đảm bảo sức khoẻ cho heo nái thì chăm sóc cho heo con một ngày tuổi cũng là một việc quan trọng không kém và luôn được các công ty nghiên cứu cải thiện.

Trong giai đoạn 20 - 21 ngày của quá trình nuôi heo con trước khi cai sữa, khi hệ miễn dịch của heo con còn yếu, người nuôi càng phải chú ý nhiều đến hệ miễn dịch có liên quan đến khả năng tiêu hoá của heo con vì trong giai đoạn này, heo rất dễ bị tiêu chảy.    

Heo con bị tiêu chảy trong giai đoạn này rất nguy hiểm vì chúng không biết uống nước để bù vào phần nước bị mất đi, dẫn đến cơ thể thiếu nước, và nếu sống sót được thì sẽ ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của heo sau này. Thêm vào đó, với mật độ nuôi dày đặc ở các trại heo nái, nếu một ổ heo bị tiêu chảy thì các ổ còn lại có nguy cơ bị ảnh hưởng.  Do đó, các trại nuôi thường rất quan tâm đến việc giảm thiểu hoặc ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá ở heo con. Nhiều người nuôi thường dùng kháng sinh, nhưng với tình trạng kháng kháng sinh ngày càng cao ở vật nuôi, người nuôi phải tìm cách khác thay thế. Một trong những giải pháp thay thế kháng sinh tiềm năng là sử dụng tảo biển.   

tảo biểnHình 1: Palmaria palmata là một loại tảo đỏ, có nhiều ở bờ biển phía bắc Đại Tây Dương.

  

Sơ lược về tảo lớn (tảo biển)

Tảo biển thuộc nhóm sinh vật có nhân thật (Eukaryotes), đa bào, được chia thành ba nhóm: 

1. Tảo lục 

2. Tảo đỏ 

3. Tảo nâu 

Tảo biển có hoạt tính sinh học lên vật nuôi như: kháng vi khuẩn, kháng virus, tăng khả năng sản sinh chất nhầy do tảo biển có chứa các chuỗi sulfated polysaccharide. Những chuỗi sulfated polysaccharide này là các nhánh polysaccharide có chứa các loại phân tử đường khác nhau (như glucose, rhamnose, xylose...) với mức độ sulfat hoá (sulfation degree) khác nhau.  

Mức độ sulfate hoá và kích cỡ của các phân tử đường ảnh hưởng đến hoạt động của các phân tử sulfated polysaccharide. Mỗi loại tảo khác nhau chứa các loại sulfated polysaccharides khác nhau.  

  

Kích thích sản sinh chất nhầy trong hệ tiêu hoá 

Một trong những loại polysaccharide sulfate trong tảo biển có thể làm tăng sản sinh chất nhầy trong đường tiêu hoá của heo, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và năng suất của heo.  

Loại polysaccharide sulfate này đã có mặt trên thị trường với thương hiệu MSPMUCIN và theo nghiên cứu ban đầu có tác dụng trực tiếp lên tế bào hình đài của ruột để kích thích sản sinh chất nhầy; tế bào hình đài (goblet cells) là một trong những tế bào biểu mô (epithelial cell) của ruột có nhiệm vụ sản xuất chất nhầy.  

Chất nhầy của tế bào biểu mô tạo thành một niêm mạc dọc theo chiều dài của ruột. Lớp niêm mạc ruột này có tác dụng bảo vệ thành ruột và kiềm chế hoạt động của các vi sinh vật mang mầm bệnh, không cho các sinh vật này tiếp cận tế bào biểu mô và thẩm thấu vào các tế bào, nhờ đó hạn chế tác động của chúng lên sức khoẻ của heo. Khi chức năng của màng nhầy bảo vệ thành ruột được cải thiện, sức khỏe của heo cũng được cải thiện mà không cần dùng kháng sinh.   

Nhận thấy được lợi ích của việc bổ sung các polysaccharide sulfate chiết xuất từ tảo có thể cải thiện sức khỏe và năng suất của heo, Olmix đã tạo ra một loại sản phẩm kết hợp giữa polysaccharide sulfate chiết xuất từ tảo biển và đất sét (được đặc chế để tăng khả năng bám vào thành ruột) để sử dụng trong các trại nái sinh sản. Sản phẩm này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho heo con (đặc biệt heo con mới sinh) vì heo con mới sinh thường có hệ miễn dịch kém, phải phụ thuộc vào hệ miễn dịch của heo mẹ truyền qua sữa non.  

Sản phẩm Ecopiglet của Olmix dùng cho heo 5 ngày tuổi, có tác dụng giảm tiêu chảy mà không cần sử dụng kháng sinh. 

tảo biển
Hình 2: Tảo lục có chứa sulfated polysaccharide giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho heo con. Loại tảo này có ở bờ biển khắp nơi trên thế giới.

  

Giảm kháng sinh

Trong một nghiên cứu mới đây, công ty Olmix đã đưa vào sử dụng sản phẩm mới MSPMUCIN cho 36 lứa đẻ (393 heo con) với hàm lượng 50 g/lứa đẻ, 2 lần/ngày, bắt đầu từ khi heo con được 5 ngày tuổi cho đến khi cai sữa, so sánh hiệu quả của sản phẩm với nhóm đối chứng bao gồm 36 lứa đẻ (400 heo con) không dùng sản phẩm.  

Kết quả cho thấy heo con ở nhóm thí nghiệm giảm tiêu chảy và giảm dùng kháng sinh. Chứng tỏ sản phẩm có khả năng giúp heo con đang úm khoẻ mạnh hơn trong điều kiện ít kháng sinh.    

Từ kết quả đó, Olmix đã chứng minh sử dụng MSPMUCIN giúp cải thiện sức khỏe heo con và giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, điều quan trọng là sản phẩm này vẫn có tác dụng tốt trong những thí nghiệm thử thách cường độc với bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá đường ruột.  

Từ những kết quả trên, công ty kết luận polysaccharide sulfate từ tảo biển có tác dụng giảm tỷ lệ chết, tăng cường sức khỏe heo con trước cai sữa, thậm chí heo con đã được chẩn đoán bị nhiễm virus gây tiêu chảy cấp (PEDv). 

Virus gây tiêu chảy cấp (PEDv) là một trong những tác nhân gây thiệt hại lớn nhất trong các chuồng úm heo con với tỷ lệ chết lên đến 95%. Hiện chưa có thuốc chữa trị loại bệnh này và virus tiêu chảy cấp có nguy cơ tái tổ hợp gen để tăng độc lực và vô hiệu hoá vaccine.  

  

Cải thiện chức năng niêm mạc ruột

tảo biển
Hình 3: Cơ chế hoạt động của chất chiết xuất từ tảo MSPMUCIN giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho heo con.

Công ty thực hiện thí nghiệm ở một trại heo nái có 22 lứa đẻ bị chuẩn đoán nhiễm PEDv. Thí nghiệm tiến hành tiêm sản phẩm Ecopiglet cho 11 lứa đẻ, còn 11 lứa đẻ còn lại thuộc nhóm đối chứng không được tiêm sản phẩm này. Toàn bộ heo con được cai sữa ở giai đoạn 21 ngày tuổi.  Kết quả thu được cho thấy, so với nhóm đối chứng, nhóm được tiêm Ecopiglet có tỷ lệ tăng trưởng khá hơn (tăng trọng 0.19 kg/ngày so với 0.15 kg/ngày của nhóm đối chứng), và cân nặng khi cai sữa cũng cao hơn (5.5 kg so với 4.7 kg của nhóm đối chứng). Ngoài ra, sản phẩm còn giúp giảm 47% tỷ lệ chết ở heo con so với nhóm đối chứng.  

Sự kết hợp giữa tinh chất sulfated polysaccharide chiết xuất tảo biển và đất sét giúp cải thiện sức khỏe và năng suất heo con trong điều kiện bình thường và khi đã bị nhiễm PEDv. Cơ chế hoạt động của sản phẩm này là kích thích sản sinh chất nhầy trong đường ruột, giúp bảo vệ các tế bào biểu mô và ức chế hoạt động của mầm bệnh, không cho tiếp xúc với biểu mô ruột. 
 

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238


Hôm nayHôm nay : 53448

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1273277

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58865332