15:49 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điều trị bệnh viêm ruột do CLOSTRIDIUM ở heo

Thứ năm - 31/05/2018 20:52
Bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C) gây ra. Bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ, từ 5 ngày tuổi đến khi cai sữa, làm heo viêm ruột tiêu chảy nặng và chết. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ…

Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hóa của tất cả các heo con trước khi cai sữa. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng yếu thì heo con dễ phát bệnh. 

Triệu chứng

Quá cấp tính: Xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi sinh, heo con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết. Thường không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, có khi thấy tiêu chảy ra máu. 

Cấp tính: Thường thấy trên heo con khoảng 2 - 5 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo ỉa chảy ra máu, bệnh xảy ra rất nhanh heo chết sau khi tiêu chảy ra máu. 

Bán cấp tính: Heo con đi phân thường có màu nâu đỏ có chứa những mảng hoại tử, heo trở nên yếu dần rồi chết sau 2 - 3 ngày mắc bệnh. 

  

Bệnh tích

- Cả hệ thống tiêu hóa ở heo con xung huyết và xuất huyết 

- Heo con gầy còm, yếu ớt rõ rệt trước khi chết. 

- Ở thể cấp tính nhẹ và á cấp tính thường ruột viêm xuất huyết, sưng to và trở nên dày trong ruột có khô, làm ruột căng phồng. 

- Khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng khó có thể chữa khỏi, do đó cần có biện pháp phòng bệnh là tốt nhất. 

  

Phòng bệnh

- Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái giai đoạn mang thai và sau khi đẻ tốt. Vệ sinh chuồng trại và sát trùng sạch sẽ kỹ lưỡng định kỳ 1 tuần 2 lần. 

- Bổ sung vào thức ăn của heo nái 2 - 3 tuần trước khi sinh một trong các sản phẩm sau: 

+ Bổ sung dinh dưỡng, cung cấp vi sinh vật có lợi, ổn định hệ tiêu hóa, phòng chống các bệnh đường tiêu hóa: MD LACTOVET hoặc NOVA-ACILAC: 2 kg/tấn thức ăn, dùng liên tục. 

+ Dùng kháng sinh phòng bệnh trộn vào trong thức ăn cho heo nái trước khi sinh 2 tuần dùng một trong các sản phẩm sau: AMPICOL:1,5 g/kg thức ăn, trong 2 - 3 ngày; 

* NOVA-METOGEN: 1 g/1,5 kg thức ăn, trong 2 - 3 ngày. 

  

Điều trị bệnh

 Sử dụng một trong các chế phẩm sau điều trị cho heo mắc bệnh: 

· TYLOSPEC: Tiêm bắp 1 ml/10 kg trọng lượng/ngày, trong 4 - 5 ngày. 

· MD -GENTYLO: Tiêm bắp 1 ml/ 10 kg trọng lượng/ngày, trong 3 - 4 ngày 

· DOCSONEMOST: Tiêm bắp 1 ml/10 kg trọng lượng/ngày,  trong 4 - 5 ngày. TILO 300 - COLISTIN 1 ml/15 kg trọng lượng/ 3 - 4 ngày liên tục. 

·  Kết hợp tiêm Vitamin K chống xuất huyết và sử dụng thêm 1 số sản phẩm sau để tăng sức kháng bệnh, mau hồi phục như: REDMIN, TOPMIN, COMPLEX-C, NOVASAL, ADE VITA, NOVA-POLIVIT. 

 

Nguồn: nguoichannuoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 43822

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 625896

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59634219