14:28 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hải Phòng: Cách làm hay của nông dân Tân Hưng trong sản xuất dưa kim

Thứ tư - 20/03/2019 20:59
Xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng là một địa phương có bề dày kinh nghiệm trồng dưa kim ở miền Bắc nước ta. Mỗi vụ diện tích trồng dưa kim của cả xã lên đến trên 50ha với năng suất đạt từ 8 tạ- 01 tấn/sào BB (tương đương 360 m2) và giá bán cũng luôn cao nhất trong khu vực.

Thăm quan những cánh đồng dưa nơi đây chúng tôi học hỏi kinh nghiệm được nhiều điều bổ ích: Các biện pháp kĩ thuật hay trong cách làm luống, bố trí mật độ, cách đặt cây trên luống, định số nhánh, số lá trên thân là cả một “ nghệ thuật” mà bấy lâu nông dân nơi đây dày công tôi luyện. Xin được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của họ để nông dân trồng dưa nơi khác tham khảo:

- Cách lên luống trồng cây: Không giống với thông thường khi lên luống trồng dưa hấu, dưa kim các nơi khác (luống san bằng phẳng), nông dân Tân Hưng lên luống trồng dưa kim lại theo kiểu mái nhà (cao ở giữa, thoải về hai bên mé luống). Vị trí đặt bầu cây cũng là chỗ cao nhất của luống (giữa luống), khác hẳn cách làm truyền thống (đặt cây vào mé luống để dưa bò dần ra giữa cho đến mé luống bên kia). Chiều rộng của luống ở đây cũng để như thông thường (1,8-2 m) nhưng mật độ trồng thì cao hơn: cây cách cây 20-25 cm (mật độ 500-550 cây/sào). Cách đặt cây vào giữa luống là cách làm hay để có thể tăng mật độ cho dưa kim như vậy, vì thông thường trồng dưa kim vào phần mé luống thì mật độ chỉ đạt 420-450 cây/sào. Lên luống cao ở giữa (chỗ vị trí đặt cây) sẽ có tác dụng làm cho gốc dưa sau này không bị thối hỏng do bị đọng nước sau mưa vì vốn dĩ cây dưa kim có bộ rễ, thân gốc yếu hơn các loại dưa khác.

- Cách định số nhánh, số lá/cây và định hướng bò cho dưa: Vì trồng ở giữa luống với mật độ dày hơn thông thường và để ngọn dưa bò sang hai bên như đan nên nông dân Tân Hưng không để nhánh dưa bò dài như truyền thống. Mỗi cây dưa chỉ để 15-17 lá/thân chính và để thêm 3 chèo, mỗi chèo 1-2 lá. Tổng số lá/cây sẽ có khoảng 21-22 lá. Trên một gốc dưa thường chỉ để 1 thân. Hai dây dưa liền nhau cho bò ngược chiều về hai phía (so le) để dưa phủ kín luống và dây dưa không bị chồng chéo nhau. Hướng ngọn về hai bên như vậy cũng sẽ giúp cho việc tuyển quả sau này được dễ dàng. Số quả/luống sẽ nằm dàn đều về hai phía chứ không cùng một hàng như phương pháp truyền thống. Quả nọ không tiếp giáp quả kia nên đầy đủ ánh sáng và to đều, dựng quả thuận lợi, màu quả đẹp hơn…

 


Kĩ thuật lên luống mái nhà, trồng dưa ở chính giữa cho bò sang hai bên của nông dân Tân Hưng, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Trao đổi với một nông dân đang chăm sóc dưa trên đồng anh Dương Văn Hùng cho biết: Ngay từ những vụ đầu tiên khi chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dưa kim nông dân quê anh cũng làm luống, đặt cây giống như trồng dưa hấu, song được biết dưa kim được lại tạo và cùng dòng với cây dưa lê nên thân chính không cần bò dài. Vì vậy nhiều người đã mày mò trồng thử ra giữa luống như trồng dưa lê nhưng không làm luống cao giữa. Việc định nhánh, định số lá/cây và hướng ngọn bò cho dưa kim cũng không được “nghệ thuật” như bây giờ. Sau khi gặp một số bất lợi (dưa hay bị thối gốc sau mưa, số lá um tùm làm quả không đẹp, không to, dây dưa chồng chéo khiến sâu bệnh gây hại nhiều…), nông dân quê anh đã rút được ra kinh nghiệm và dần khắc phục được những trở ngại này thông qua các biện pháp kĩ thuật đã làm như trên.

Với thân dưa để bò từ giữa luống ra 2 bên sẽ hạn chế về chiều dài hơn so với trồng vào một mé luống. Vậy thì việc tuyển quả sẽ như thế nào? Quả dưa ắt sẽ phải  lấy gần gốc hơn như vậy có đạt tiêu chuẩn không?

Anh Hải - một đại lý chuyên cung ứng vật tư cho nông dân trong vùng giải thích những thắc mắc của chúng tôi: Khác với trồng một mé, khi trồng ở giữa luống đòi hỏi vị trí tuyển quả sẽ phải gần gốc hơn. Nông dân lấy quả từ lá thứ 5-8 (khác trồng thông thường lấy quả từ lá 8-10). Song với cách để 3 chèo, mỗi chèo từ 1-2 lá nữa tổng số lá trên một cây đủ để quang hợp và nuôi quả để quả to, mã đẹp. Cuối vụ dưa vẫn phủ kín hết bề mặt luống là đủ để quả phát triển thuận lợi và chín ngọt.

Cách làm luống, trồng dưa kim của nông dân Tân Hưng giúp cho năng suất dưa trong vùng cao nhất so với các vùng trồng dưa khác, chất lượng dưa quả cũng luôn cao nên hiệu quả kinh tế là rất đáng nể. Vụ thu đông vừa qua nhiều hộ đã thu về trên 100 triệu/mẫu dưa. Vì thế cây dưa kim nơi đây đã và đang khẳng định vị thế của mình trên cánh đồng Tân Hưng - Vĩnh Bảo.

Tác giả: Trần Thị Liên - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Nam Sách, Hải Dương
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 111


Hôm nayHôm nay : 46142

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1222284

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58814339