08:43 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn

Thứ hai - 25/03/2019 00:17
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương, Nam bộ đang vào mùa nắng nóng, mà cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5, vì vậy trong thời gian tới, tình hình xâm nhập mặn sẽ diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Sau đây xin gửi đến bạn đọc “Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn”.

1. Đối với cây lúa

a) Vụ Đông Xuân

- Xuống giống sớm từ đầu đến giữa tháng 10 dương lịch đối với vùng có nguy cơ bị hạn mặn.

- Giống: Sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM 6677; OM9577; OM11735; OM8959; ST21; OM576;...

- Biện pháp canh tác:

+ Làm đất bằng phẳng, có hệ thống rãnh thoát nước (sâu: 10-20cm; rộng: 20-25 cm), khoảng cách giữa các rãnh từ 7-10m;

+ Tưới nước: Tùy vào điều kiện cụ thể có thể áp dụng biện pháp tưới ngập - khô xen kẽ.

Vào giai đoạn cuối vụ, tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 1 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt để tưới phun lá.

+ Phân bón: Bón bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic,...); Plasti Mula 1SL; phân chứa các nguyên tố canxi, magiê, silic.

b) Vụ Hè Thu

- Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống.

- Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

+ Giống: Sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM 6677; OM9577; OM11735; OM8959; ST21; OM576;...

+ Làm đất: Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.

+ Xử lý hạt giống: Sử dụng một số sản phẩm như: Gaucho 600FS; Plasti Mula 1SL; Cruiser Plus 312.5FS.

+ Bón phân.

Bón lót: Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi (lượng vôi 500 kg/ha) và lân khi làm đất (ưu tiên sử dụng các loại phân lân nung chảy).

Bón thúc: Sử dụng các dạng phân urê chậm tan như đạm vàng (urê 46A+) hoặc đạm xanh (urê + NEB26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu.

+ Tưới nước:

Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần.

Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1 phần nghìn với các giai đoạn lúa làm đòng và trỗ).

Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ với lượng nước phun khoảng 800 – 1.000 lít/ha.

2. Đối với cây ăn trái

- Khi có nguy cơ bị hạn mặn cần chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước.

- Củng cố hệ thống đê bao và đê xung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn trên 1 phần nghìn  cho cây. Đối với một số cây ăn trái mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… không tưới nước có độ mặn trên 0,5 phần nghìn. Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới).

Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo

- Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột lượng 500-1.000 kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01N, Biobeca 0.1 SP, Super Humic,...); phân chứa các nguyên tố canxi, magiê, silic giúp tăng khả năng đề kháng của cây.

- Không tiến hành xử lý ra hoa rải vụ, trái vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 34869

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1005277

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60013600