17:13 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá bằng phế phẩm gia súc: Tăng thu nhập và xử lý chất thải

Thứ năm - 21/11/2013 02:07
Là chủ nhiệm của cơ sở giết mổ gia súc, ông Nguyễn Quốc Minh (thường gọi là Tám Minh, ngụ ấp 19, xã Phong Tân, huyện Giá Rai) thấy hàng ngày lò giết mổ thải ra rất nhiều phế phẩm gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, ông nghĩ có thể tận dụng các chất thải từ lò giết mổ để làm nguồn thức ăn cho cá. Năm 2012, ông đã đào ao với gần 5.000m2 đất cạnh lò giết mổ gia súc để nuôi cá.

Sau khi cải tạo xong ao nuôi, ông Tám Minh đầu tư gần 20 triệu đồng để mua cá giống. Trong quá trình cho cá ăn hàng ngày, ông Tám Minh nhận thấy con cá trê vàng lai ăn không hết nguồn thức ăn từ các phế phẩm của lò giết mổ và làm cho nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm, phát sinh nhiều loại bệnh, cá phát triển chậm. Từ thực tế đó, ông Tám Minh nghĩ nên nuôi thêm một loại cá kết hợp để tiêu thụ hết nguồn thức ăn thừa, đó là cá sặc rằn.

Đúng như tính toán của ông, sau khi thả nuôi cá sặc rằn, môi trường ao nuôi có sự cải thiện rõ rệt, và con cá sặc rằn cũng phát triển rất nhanh.

Ông Tám Minh chia sẻ: “Cá trê vàng lai rất dễ nuôi, nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn. Vì vậy, mình có thể tận dụng được nguồn cá tạp tại địa phương hoặc nguồn phế phẩm từ lò giết mổ gia súc để làm nguồn thức ăn cho cá. Cá sặc rằn cũng rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, chỉ cần chăm sóc kỹ cũng như chú ý nguồn nước ao nuôi”.

Nhờ bỏ công chăm sóc nên gần 3 tháng nuôi, cá của ông Tám Minh bình quân mỗi con đạt trọng lượng 300gram/con, còn cá sặc rằn đạt trọng lượng 100gram/con. Ước tính vụ cá này, ông thu hoạch gần 3 tấn cá. Với giá thị trường cá trê vàng lai là 25.000 đồng/kg và cá sặc rằn là 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Tám Minh lãi gần 60 triệu đồng.

Mô hình nuôi cá kết hợp và tận dụng nguồn phế phẩm gia súc của lò giết mổ làm thức ăn cho cá của ông Tám Minh vừa giúp tăng thêm thu nhập, vừa xử lý chất thải của lò giết mổ. Đây là một cách làm hay, cần được nhân rộng.

 

Theo Bạc Liêu online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giết mổ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 81


Hôm nayHôm nay : 43306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1019440

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60027763