07:03 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất rau màu an toàn: Lạc quan và thách thức

Thứ hai - 22/01/2018 03:18
Thực hiện mô hình “Sản xuất rau màu theo hướng an toàn thực phẩm gắn với sơ chế và đóng gói” đang được ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp cùng nông dân. Tuy bước đầu đang mang lại những tín hiệu tích cực nhưng vẫn còn lắm gian nan trong việc nhân rộng mô hình.
 

Vấn đề lựa chọn rau an toàn trong bữa cơm hàng ngày đang được nhiều phụ nữ quan tâm.          
Nhiều hiệu quả bước đầu
Rau màu ăn lá, ăn trái là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm hàng ngày của người Việt Nam, nhất là rau ăn lá tươi sống nhu cầu ngày càng trở nên nhiều hơn. Chính điều này đang đặt ra vấn đề cần nguồn rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là sự mong muốn của người tiêu dùng. Bởi qua thống kê của ngành chức năng, trong năm 2017, cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do ăn những loại rau, quả sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đồng thời nhằm tạo ý thức cho nông dân về việc hướng đến trồng rau màu an toàn để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang thực hiện mô hình “Sản xuất rau màu theo hướng an toàn thực phẩm gắn với sơ chế và đóng gói” và bước đầu dần thay đổi tư duy sản xuất của người dân trong và ngoài mô hình theo hướng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không bón phân hóa học nhằm tạo ra nguồn rau màu chất lượng.
Ông Dương Văn Mách, là một trong 14 hộ tham gia mô hình trồng rau màu sạch ở khu vực 5, phường V, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Khi tham gia mô hình, tôi được hỗ trợ về nhà lưới, giống, phân hữu cơ vi sinh, dụng cụ thu hoạch rau và được cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến phường thường xuyên đến nhà để trao đổi, chia sẻ kỹ thuật trồng rau an toàn. Sau thời gian áp dụng mô hình tôi thấy trồng rau sạch có nhiều mặt lợi. Nhất là do có được nhà lưới bao bọc xung quanh nên các loại sâu hại không thể tấn công rau được, nhờ vậy mà nông dân không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp có phun thì chỉ sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học. Bên cạnh đó, từ việc bón phân hóa học đã chuyển sang bón phân hữu cơ vi sinh và cây rau cũng phát triển rất tốt… Nhờ những cách làm trên mà tôi đã giảm được nhiều khoản chi phí, nhưng năng suất thì không thay đổi khi mỗi đợt thu hoạch đều đạt từ 30-40kg rau/1.000m2”.
Để bà con trồng rau màu trên địa bàn thành phố Vị Thanh và một số huyện lân cận tận mắt thấy cách làm và hiệu quả mang lại từ mô hình mà ông Mách đang thực hiện, mới đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức buổi hội thảo và tham quan mô hình. Sau khi tham quan, nhiều nông dân đánh giá cao kết quả về cách trồng rau an toàn như thế này và khẳng định sẽ nghiên cứu triển khai trên vườn rau của nhà mình nhằm tạo ra nguồn rau sạch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người tiêu dùng. 
Ông Lê Minh Triệu, thành viên Tổ trồng rau ở ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Thói quen của nông dân là khi thấy có sâu sẽ tiến hành xịt thuốc và thông thường là thuốc hóa học nên phải đợi thời gian cách ly dài ngày. Nhưng khi tham quan mô hình trồng rau sạch, thấy ông Mách ưu tiên dùng phân hữu cơ sinh học vừa an toàn mà cho hiệu quả kinh tế nên tôi sẽ áp dụng cách làm này cho vườn rau của mình trong thời gian tới. Mặt khác, tôi sẽ đầu tư làm khung nhà lưới để bảo vệ vườn rau của gia đình”.
Tháo gỡ những bất cập
Tuy mô hình trồng rau màu sạch trên địa bàn tỉnh bước đầu mang lại những hiệu quả, nhưng nông dân vẫn còn không ít sự lo lắng nên vấn đề nhân rộng mô hình thời gian qua còn hạn chế. Riêng những nơi đang làm thì mức độ hiệu quả chưa nhiều do bà con chưa dám mạnh dạn đầu tư, trong khi để đạt yêu cầu về các trang thiết bị, kỹ thuật thì mỗi mô hình trồng rau màu sạch phải tốn kinh phí từ 200-250 triệu đồng.   
Bà Dương Thị Ba Nhỏ, hộ trồng rau ở ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tạo ra sản phẩm rau bắt mắt, an toàn thực phẩm để không gây hại sức khỏe cho người tiêu dùng là việc làm cần thiết trước nhu cầu của thị trường như hiện nay. Thế nhưng, để người tiêu dùng biết đây là rau sạch khi đưa lên kệ bán thì có lẽ chưa thực hiện được do không có nhãn mác. Chính điều này mà giá bán giữa rau sạch và không sạch vẫn như nhau, từ đó chưa tạo động lực lớn cho người dân”. 
Có chung nỗi trăn trở trên, ông Trần Văn Huệ, ở cùng ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, bộc bạch: “Chủ trương, cách làm về việc trồng rau sạch rất được bà con đồng tình, ủng hộ nên không ngại áp dụng theo. Vấn đề lúc này là ngành nông nghiệp tỉnh cần có giải pháp trong việc tạo đầu ra sản phẩm bằng việc giới thiệu vào các siêu thị, từ đó tạo sự an tâm cho người sản xuất”.
Liên quan đến vấn đề sản xuất của người dân, ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang tiến hành làm tem nhãn và giấy chứng nhận về sản phẩm rau sạch cho nông dân để khi ra thị trường người tiêu dùng biết đến mà lựa chọn đúng sản phẩm. Bên cạnh đó, tới đây ngành sẽ lên kế hoạch nâng cấp sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, lắp camera trong nhà lưới để theo dõi quá trình phát triển của cây rau, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ máy xới đất cho bà con làm đất được dễ dàng. Đặc biệt đối với đầu ra, ngành cũng đang liên hệ với một số công ty, doanh nghiệp, cửa hàng và siêu thị để tiêu thụ sản phẩm rau sạch cho nông dân. Qua liên hệ thì hầu hết các đơn vị đều có nhu cầu sử dụng rau rất lớn nên khả năng tới đây sẽ tính toán đến chuyện liên kết sản xuất giữa nông dân lại với nhau để tạo điểm thu gom rau tập trung nhằm có nguồn sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mặc dù đang có những trở ngại nhất định nhưng ngành nông nghiệp tỉnh sẽ quyết tâm tìm hướng tháo gỡ để mô hình được thành công và nhân rộng trên nhiều diện tích, từ đó có sản phẩm rau chất lượng, bảo vệ tốt sức khỏe cho người tiêu dùng…  
Hiện tại, diện tích trồng rau màu trên địa bàn tỉnh khoảng 20.000ha, sản lượng cung cấp hàng năm hơn 22.000 tấn rau màu các loại. Riêng mô hình “Sản xuất rau màu theo hướng an toàn thực phẩm gắn với sơ chế và đóng gói” đang được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện tại 3 địa phương, trong đó, ở thành phố Vị Thanh là sản xuất rau ăn lá, diện tích 0,5ha của 8 hộ; huyện Châu Thành A là rẫy dây ăn trái như dưa leo, khổ qua, với diện tích 1ha của 4 hộ và huyện Châu Thành là dưa hấu phục vụ tết, diện tích 1ha của 2 hộ.
 
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC/baohaugiag.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 137

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 136


Hôm nayHôm nay : 37827

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 801029

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59809352